Công bố chỉ số CBI: Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Lễ công bố CBI
Lễ công bố CBI
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Vũ Đại Thằng, việc có nhiều doanh nghiệp biết đến và tham gia Chỉ số khí hậu DN (CBI) sẽ góp phần nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực hướng tới phát triển bền vững. 

Chiều nay, 26/6 Bộ KHĐT phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP)  chính thức công bố Chỉ số khí hậu DN  (CBI).

Sáng kiến này được phát triển trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ toàn cầu của UNDP về Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), với hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Đức và Tây Ban Nha, và Liên minh Châu Âu. 

Mục tiêu chung của CBI là tạo nền tảng để Chính phủ và DN phối hợp với nhau. CBI gồm các thông báo tự nguyện về đóng góp của các công ty liên quan tới biến đổi khí hậu để xác định nhu cầu đầu tư và cơ hội tài trợ tiềm năng. CBI cũng có thể dùng để giải quyết nhu cầu nâng cao năng lực để hỗ trợ chuyển đổi hướng tới kinh doanh xanh và bền vững.

Biến đổi khí hậu- Thách thức và cơ hội  cho doanh nghiệp

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng đã nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp hơn. Việt Nam cũng đang thúc đẩy phát triển bền vững trong sản xuất kinh doanh.  

Theo Thứ trưởng, biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của nhiều DN, nhưng biến đổi khí hậu cũng tạo ra những ý tưởng sản xuất, kinh doanh mới thân thiện hơn với môi trường. Ví dụ như sử dụng lá chuối làm bao bì sản phẩm, ống hút làm từ ống cây tre trúc… 

“Phát triển bền vững, thân thiện môi trường hiện đang là xu hướng của các DN trên thế giới. Các tập đoàn trên thế giới ngày càng cam kết thúc đẩy nhanh việc dịch chuyển sang nền kinh tế xanh. Như năm 2019, Chủ tịch tập đoàn Unilever toàn cầu đã cam kết sẽ cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh, đồng thời tăng cường thành phần nhựa tái chế trong sản xuất bao bì đến năm 2025; Heineken đưa ra thông điệp tới 99,01% phụ phẩm và phế liệu trong sản xuất được tái sử dụng hoặc tái chế;…Các DN Việt Nam thời gian qua cũng có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động hướng tới sự phát triển bền vững, điển hình như Vinamilk, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ…”- Thứ trưởng phát biểu.

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cũng cho rằng người tiêu dùng cũng đang thay đổi và chuyển sang xu hướng sử dụng sản phẩm thông minh hơn và bền vững hơn. 

“Người tiêu dùng lo ngại nhiều hơn về bảo vệ môi trường và muốn có nhiều hành động hơn. Họ đang tạo ra một xu thế sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm thân thiện với hệ sinh thái (eco-friendly). Những cam kết và xu thế này sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo chúng ta có cuộc sống an toàn hơn, tốt đẹp hơn cho hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.”- Thứ trưởng Vũ Đại Thắng phát biểu.

Doanh nghiệp tham gia CBI miễn phí

Phát biểu tại lễ công bố, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng việc phục hồi từ COVID-19 mang lại cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nhằm tái khởi động nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. 

“Chúng ta nên tận dụng cơ hội này để theo đuổi các lựa chọn tối ưu cho cả ba mục đích, đó là: Phục hồi nền kinh tế xanh, với các gói kích cầu do chính phủ đưa ra; Chuyển đổi hướng tới các quá trình sản xuất bền vững hơn và sản xuất sản phẩm xanh để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng; Và thúc đẩy các hành động về khí hậu để bảo vệ hành tinh của chúng ta, và đặc biệt, giảm rủi ro đại dịch trong tương lai và các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu” - bà Caitlin Wiesen phát biểu. 

Thông qua CBI, một hệ thống dữ liệu, báo cáo và đánh giá DN sẽ được xây dựng về nhận thức và hành động để chống lại biến đổi khí hậu, và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Tính đến tháng 6/2020, 115 DN đã đăng ký tham gia chương trình CBI. Các DN đã đăng ký bao gồm một số công ty toàn cầu, các chi nhánh các DN nước ngoài, các DN lớn trong nước, DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ và DN khởi nghiệp

Các chuyên gia CBI sẽ đánh giá thông tin mà các DN đăng ký, sau đó phân loại các DN thành 3 cấp độ: Các DN có nhận thức về phòng ngừa biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Các DN đã có thay đổi và thích ứng trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh theo hướng chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Và  các DN đã có nhiều đóng góp trong hoạt động chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Tất cả các DN có thể đăng ký CBI hoàn toàn miễn phí qua trang web tại địa chỉ: http://cbi.undp.org.vn/

“Chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều DN biết đến và tham gia Chỉ số CBI để nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực hướng tới phát triển bền vững. Đây cũng là công cụ tốt để các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ KH&ĐT chúng tôi nhìn nhận, đánh giá thực trạng phát triển bền vững của DN Việt Nam, từ đó có các khuyến nghị xây dựng chính sách, góp phần giúp Việt Nam ngày càng phát triển được những mô hình kinh doanh xanh, tăng cường trách nhiệm của DN với cộng đồng và xã hội, hướng tới tăng tưởng nhanh và bền vững…”

(Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng)

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.