[links()] Sau một loạt những câu chuyện buồn mà ông Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Chén (80 tuổi) đã chia sẻ với báo giới, lần đầu tiên, những người con trai, con gái của 2 ông bà đã lên tiếng. Tuy nhiên điều bất ngờ là anh Nguyễn Văn Đạt (con trai thứ của ông bà) cho rằng, lời bố mẹ và em gái mình nói là sai sự thật.
Anh Đạt bức xúc: "Chuyện ông bà bỏ ra đình ở, mà không ở nhà thờ phụng tổ tiên, không ở với con cái là điều không chấp nhận được. Chính có sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, chấp nhận cho tá túc ở đình làng, nên họ càng không muốn về với con cháu".
Nhà anh Nguyễn Văn Đại cách đình làng Đồng Lư (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội), nơi ở của ông bà Qúy Chén chưa đầy 1km. Đó là một ngôi nhà 2 tầng, khá khang trang, sạch sẽ. Đồ đạc trong nhà dù không phải những thứ đắt tiền, nhưng được bài trí khá cẩn thận, quy củ.
Anh Đại, con trai ông Quý bà Chén. |
Mở đầu cuộc nói chuyện anh Đại nói rằng, bố mẹ anh sinh ra được 7 người con. Trong 3 người con trai, anh là nhỏ nhất. Lúc mới trưởng thành, anh đã đi làm ăn xa rồi lấy vợ ở Hòa Bình. Khi trở về, thì đã nghe dân làng đồn rằng anh Nguyễn Văn Trượng (anh trai cả trong nhà) đánh đuổi bố mẹ. Lúc đó anh đón bố mẹ về nuôi. Do đó, nếu như ông bà Quý Chén nói rằng anh đánh ông bà, là điều không chấp nhận được.
Khi được hỏi, theo anh vì sao những người nhà anh Đại đưa ra những thông tin sai lệch, anh Đại nói, có lẽ bởi họ không thích vợ chồng anh. Và anh nhắn nhủ với bố mẹ mình rằng, dẫu có nghèo khổ, ăn rau ăn cháo cùng con cái, thì ông bà hãy về ở cùng các con. Bản thân anh không đến đón ông bà nữa bởi vì mỗi lần đến đón, ông bà lại làm um lên, làm xấu con cái.
Về thông tin anh đã “dụ” bố mẹ bán mảnh đất ở vùng kinh tế mới, lấy tiền mua mảnh đất hiện tại, anh Đại cũng phản đối kịch liệt. Anh nói rằng, đất và nhà hiện tại gia đình anh sinh sống được mua bằng tiền bán đất thật.
Nhưng đó không phải bán đất ông bà Quý Chén, mà là 2 sào đất mà bên vợ cho lúc 2 người mới cưới nhau. Anh Đại nói thêm, ở vùng này, trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ là thuộc về con trai cả trong nhà, trừ khi con cả mất đi thì mới ủy quyền cho các con trai khác bên dưới.
Tuy nhiên, khi bố mẹ anh bị đuổi, chính anh lại là người đón ông bà về nuôi dưỡng, như vậy về bổn phận làm con là đã hoàn thành tốt. Lúc bà Chén bị ốm 6 tháng, điều trị ở bệnh viện Quân Y 103, cũng một tay vợ chồng anh lo tiền thuốc thang, viện phí. Nhưng khi khỏe mạnh, ông bà lại dọn về đình làng ở tiếp.
Về chuyện lo tết nhất cho bố mẹ, anh Đại nói rằng, hiện nay kinh tế nhà anh không thuộc diện dư giả, lại nuôi thêm 3 đứa con đang tuổi ăn học, mọi chi tiêu trong nhà chỉ trông vào đồng tiền ít ỏi mà anh đi làm thuê, làm mướn nên cũng chưa lo vẹn toàn được cho bố mẹ. Tuy nhiên, ngày tết, vợ chồng anh vẫn đến thăm, mừng tuổi các cụ. Do đó, lời em gái anh nói với các phóng viên hoàn toàn.
Nói về nguyên nhân chính khiến ông bà Qúy Chén rời nhà đến đình làng ở nhờ, anh Đại thẳng thắn nói, chuyện này có nguyên nhân từ 2 phía. Nếu đổ lỗi cho vợ chồng anh cũng chưa hẳn đúng. Rồi anh kể, sau khi mua đất làm nhà, vợ chồng anh rất túng thiếu, mọi sinh hoạt trong gia đình rất kham khổ, bó buộc. Chính vì không chịu được khổ nên ông bà đã chuyển ra ngoài ở. Bản thân anh cảm thấy không làm gì hổ thẹn với các đấng sinh thành.
Anh Đại nói, anh chỉ là một người nông dân nghèo, nhưng không vì thế mà quên đi những đạo nghĩa thông thường. Hàng ngày anh vẫn chú trọng dạy các con của mình phải hiếu thảo, ngoan ngoãn với bố mẹ. Thậm chí anh không ngại treo lên tường 5 điều để dạy dỗ con cái, mặc dù không phải người giỏi chữ nghĩa. 2 đứa con lớn của anh cũng là những đứa trẻ học giỏi có tiếng ở địa phương (lời ông phó chủ tịch xã). Đây có lẽ chính là điều làm phóng viên ngạc nhiên nhất trong cuộc nói chuyện này.
Trước những thông tin có phần trái ngược mà anh Đạt cung cấp, chúng tôi tiếp tục tìm đến những người hàng xóm của gia đình và đại diện chính quyền địa phương. Những người này đều khẳng định: "chuyện ông bà Quý, Chén bị con cái trong nhà ngược đãi thì người dân địa phương đã biết từ lâu".
Theo GDVN