Nhiều bạn đọc thông tin gần đây người dân các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ bỏ việc làm, đổ xô vào rừng, leo núi để bắt tắc kè. Nguyên nhân chỉ vì tin đồn một con tắc kè được mua với giá vài triệu đến vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Sáng 17-11, chúng tôi vừa đến bến xe Kiên Lương (Kiên Giang) đã nghe mọi người bàn tán xôn xao về trị giá bạc triệu của một con tắc kè. Ông Lạc, chạy xe ôm, vừa chuyển sang nghề bắt tắc kè, nói: “Mấy bữa nay có hàng chục người từ Sài Gòn về đây hỏi mua tắc kè, cứ một con trọng lượng trên 300g được mua với giá 6 triệu đồng. Chúng tôi leo núi quần nát khu Hà Tiên nhưng đỏ mắt vẫn chưa bắt được con nào...”.
Đổ xô săn tìm
Tại các quán nước ven quốc lộ 80 (Hà Tiên), giá của con tắc kè đội lên bất ngờ cũng trở thành chủ đề của người dân. Ông Nguyễn Văn Cường (H.Giồng Riềng) cho biết cả tuần nay tìm kiếm tắc kè từ huyện Giồng Riềng xuống tận núi đá Hà Tiên. “Nhóm tụi tui bỏ việc nhà, vợ con để xuống đây tìm tắc kè. Vẫn chưa tóm được con nào 300g cả” - ông nói.
Sáng 17-11, chúng tôi vừa đến bến xe Kiên Lương (Kiên Giang) đã nghe mọi người bàn tán xôn xao về trị giá bạc triệu của một con tắc kè. Ông Lạc, chạy xe ôm, vừa chuyển sang nghề bắt tắc kè, nói: “Mấy bữa nay có hàng chục người từ Sài Gòn về đây hỏi mua tắc kè, cứ một con trọng lượng trên 300g được mua với giá 6 triệu đồng. Chúng tôi leo núi quần nát khu Hà Tiên nhưng đỏ mắt vẫn chưa bắt được con nào...”.
Đổ xô săn tìm
Tại các quán nước ven quốc lộ 80 (Hà Tiên), giá của con tắc kè đội lên bất ngờ cũng trở thành chủ đề của người dân. Ông Nguyễn Văn Cường (H.Giồng Riềng) cho biết cả tuần nay tìm kiếm tắc kè từ huyện Giồng Riềng xuống tận núi đá Hà Tiên. “Nhóm tụi tui bỏ việc nhà, vợ con để xuống đây tìm tắc kè. Vẫn chưa tóm được con nào 300g cả” - ông nói.
Hầu hết các con tắc kè săn được chỉ có trọng lượng dưới 200g - (Ảnh: Đ.T.) |
Một người dân thị trấn Kiên Lương (huyện Kiên Lương, Kiên Giang) rất thất vọng vì nhiều ngày bỏ công việc đồng áng nhưng chỉ săn được con tắc kè có trọng lượng gần 200g - (Ảnh: N.K.) |
Không chỉ có dân địa phương, nhiều người ở TP.HCM cũng tìm về các vùng quê đi bắt tắc kè hoặc thu gom để bán lại. Anh Nguyễn Hoàng Tín, công nhân bao bì (Q.6), cho biết: “Nghe tin đồn tắc kè có giá đến 35 triệu đồng/con nặng 300g, tui bắt xe khách về các nhà dân để tìm mua, hi vọng bán lại kiếm tiền. Nhưng lùng mỏi mắt chỉ kiếm được những con nặng cỡ 200g”. Tại các tỉnh Đông Nam bộ cũng rộ lên cơn sốt săn tắc kè vì tin đồn giá mua cao ngất ngưởng. Ông Hai “Lửa” (ngụ ấp 1, xã Bến Củi, H.Dương Minh Châu, Tây Ninh) cầm một con tắc kè nặng 130g than thở: “Mấy tuần qua tui quần từ sáng đến tối ở mấy lô cao su. Có một tối cả nhóm bắt được con tắc kè bông xanh, cân được gần 300g. Về đến nhà, con này đã cắn nát bao chạy thoát. Chỉ còn toàn tắc kè nhỏ xíu”. Ông chép miệng: “Mỗi ngày cạo mủ bán thu được 200.000 đồng. Đi bắt tắc kè, cả nhóm bỏ hết công ăn việc làm, đến bây giờ vẫn chưa bán được con nào 300g để kiếm 3-4 triệu đồng như lời đồn thổi”. Cách nhà ông Hai “Lửa” không xa, căn nhà ông Đức nhộn nhịp hẳn lên khi ông và hai thanh niên hàng xóm hì hục đẩy ba cái tủ trong nhà để bắt tắc kè. Ông Đức nói chắc nịch con tắc kè nhà ông ít nhất cũng 400g, giá phải trên 4 triệu đồng mới bán. Nghe đồn giá tắc kè tăng, ông Đức rủ thêm người về nhà phụ bắt con này trong mấy ngày liền. Khi bắt được, cả nhóm ồ lên thất vọng khi chú tắc kè cân nặng chưa đến... 200g.“Mò kim đáy bể” Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc bắt tắc kè, tìm con có trọng lượng 300g là “mò kim đáy bể”. Ông Tèo, chủ trại nuôi tắc kè gần ngã ba Bắp (Dầu Tiếng, Bình Dương), nói: “Mấy tuần nay nhiều người điện thoại hoặc trực tiếp tìm đến gặp tui hỏi mua những con tắc kè nặng 300g/con, sẵn sàng trả giá rất cao. Nhưng đến giờ tui chưa nuôi được con tắc kè nào có trọng lượng đạt 300g cả”. Theo ông này, dân trong nghề còn chưa kiếm được loại tắc kè “khủng” nói trên huống chi những người chân ướt chân ráo đi tìm. Còn ông Sang (huyện Tân Biên, Tây Ninh) cho biết: “Tui bắt tắc kè để kiếm sống từ nhỏ đến giờ nhưng chưa từng thấy con nào nặng trên 300g cả. Mấy tháng trở lại đây vùng này rộ lên chuyện lùng mua tắc kè. Rất nhiều người làm rẫy, làm ruộng, chăn nuôi... nghe tin đồn tắc kè có giá 20-30 triệu đồng/con nên rủ nhau bỏ công việc mà đi bắt”. Ông Sang và nhiều người có kinh nghiệm bắt, nuôi tắc kè nhận xét giá tắc kè bị đẩy lên quá cao như hiện nay có thể do một nhóm người hoặc một vài trại nuôi tắc kè nào đó đã nuôi được một số ít tắc kè hàng chục năm tuổi, đạt trọng lượng trên 300g. Sau đó tung ra giá ảo để tạo nên cơn sốt. Vài năm trước cũng từng rộ tin đồn tắc kè có thể chữa bệnh ung thư và giá tắc kè đã nhích lên khá cao một thời gian. Lần này, giá tắc kè bị đẩy lên vùn vụt xuất phát từ tin đồn các con tắc kè trên 300g sẽ được xuất qua Malaysia, Thái Lan để làm thuốc chữa bệnh AIDS.500 triệu đồng/con? Lần theo những đầu mối, đường dây mua bán tắc kè, chúng tôi gặp ông Phước “tắc kè” (quê ở Thanh Hóa) tại một quán cà phê trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Phước là một trong những đầu mối mua tắc kè lớn nhất tại VN. Ông ta lấy ra một máy ảnh nhỏ có chụp đủ các loại hình tắc kè, giới thiệu: “Tôi và ông Tư quê Hà Nam là hai người ở VN mua tắc kè loại trên 300g với giá cao. Tùy vào số lượng, chất lượng hàng, tôi sẽ cho anh một mức giá chính xác, con nặng 800g giá lên đến 500 triệu đồng/con”. Ông Phước xổ một tràng tiếng Malaysia nói chuyện điện thoại với một đối tác, sau đó quay sang nói: “Tôi mua hàng cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế (!?) nhằm nghiên cứu cho y học thế giới về công dụng của tắc kè chữa trị các loại bệnh đặc biệt như AIDS, ung thư...”. Theo lời ông Phước, trong thời gian gần ba tháng săn lùng khắp các vùng quê tại VN vừa qua, ông ta đã mua được cả thảy sáu con tắc kè loại “khủng”: “Tháng trước tôi đã mua một con tắc kè nặng 3kg ở rừng Nam Cát Tiên, giá 3 tỉ đồng. Con này tính cả chi phí vận chuyển này nọ hết gần 5 tỉ đồng, được một tay người Campuchia bắt được. Một con khác 2,6 tỉ đồng nặng gần 2,6kg, bắt được tại khu rừng U Minh. Tắc kè cỡ lớn như vầy ở VN rất hiếm, chúng sống trong rừng đến cả trăm năm mới to đến thế”. Ông Phước khẳng định: “Các tay thu gom từ Nam đến Bắc đều là mối của tôi cả, con nào đạt là đánh thẳng qua Malaysia, Singapore, để lại phức tạp lắm”. Khi nhắc đến những tin đồn mua bán tắc kè khắp nơi hiện nay thì ông này cho rằng chính những tay mua ở cấp độ “chân rết” tự ý rao mua trên toàn quốc để bán lại cho ông ta. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Phước là một trong những mắt xích quan trọng mua tắc kè trọng lượng lớn từ VN xuất qua Malaysia, Singapore, Thái Lan trong mấy tháng qua. Hiện ông ta và nhiều đầu mối khác đang mở rộng mạng lưới mua số lượng lớn tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, thực tế hầu như chưa có ai tìm bắt và bán được những con tắc kè trọng lượng lớn như các đầu nậu và hệ thống “chân rết” đồn thổi. Chỉ có một vài trại, một số người nuôi cung cấp được cho các đường dây số tắc kè “khủng” với số lượng rất ít và giá thu mua cũng thấp hơn rất nhiều so với tin đồn. Tuy nhiên, cả hai phía đã cùng bắt tay tung ra giá “ảo”, tạo nên cơn sốt nhằm lôi kéo nhiều người đi lùng bắt tắc kè để cung cấp cho các đầu nậu, đồng thời nâng giá trị số tắc kè họ đang sở hữu.
Cảnh giác với “tin vịt”
* Nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí (Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM): Tình trạng mua bán tắc kè trên thị trường “đen” gần đây là có thật. Giá tắc kè đang được một số đối tượng rao mua đẩy lên từ vài chục đến cả trăm triệu đồng một con là hiện tượng không bình thường. Tôi nghĩ đây là “tin vịt” của những đối tượng đầu cơ động vật hoang dã, nhằm để lừa những người không hiểu biết về giá trị thật của tắc kè. Một số thông tin đồn tắc kè trị AIDS? Hoàn toàn không có cơ sở khoa học để khẳng định. Điều cần lưu ý là tắc kè thuộc nhóm động vật quý hiếm trong Sách đỏ VN, mọi hoạt động liên quan đến săn bắt, mua bán là bất hợp pháp. * Ông Lê Tuấn Kiệt (phó phòng thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang): Chúng tôi có nhận được thông tin ở một số huyện thuộc Kiên Giang đang bùng phát phong trào người dân đổ xô đi bắt tắc kè. Theo thông tin tôi nắm, hiện tắc kè được mua với giá khá cao. Chúng tôi sẽ kiểm tra thông tin và có hướng xử lý cụ thể. Theo tôi biết, tắc kè được nuôi trên mười năm trong điều kiện bình thường cũng không thể đạt trọng lượng 300g/con. Trong tự nhiên có thể có, nhưng rất hiếm. Nhiều cơn sốt “ảo” Nhiều trang mạng như http://tokaygeckoprice..., www.tackelon... nhộn nhịp các lời rao mua bán tắc kè với các nội dung như: tại Malaysia, Thái Lan... thị trường mua bán tắc kè đang rất “nóng” với giá cao, hấp dẫn. Đặc biệt, phải là tắc kè nặng trên 300g. Tắc kè có trọng lượng 300g tại Malaysia được mua với giá 25.000 ringgit Malaysia (RM), 400g giá 80.000 RM, trên 1.000g khoảng 1 triệu RM (1 USD tương đương 3,12 RM). Tính ra một con tắc kè nặng 1kg có giá trên 6,2 tỉ đồng. Cũng theo các trang mạng này, sở dĩ tắc kè có giá cao vì ngành công nghiệp y học cổ truyền của các nước này đang có nhu cầu rất cao về tắc kè. Họ cho rằng lưỡi của tắc kè dùng để điều trị bệnh AIDS. Một số người tin rằng thịt tắc kè có chất kích thích tình dục, máu tắc kè ngăn chặn các khối u phát triển ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, khi kiểm chứng thì thực tế việc mua bán hầu như chưa diễn ra và hầu hết do tự đồn thổi. Trước đây cũng từng xảy ra những “cơn sốt” tương tự như tin đồn mua đuôi mèo, móng trâu, tai ngựa, rễ cây hồi, lá sa kê... với giá trị “ảo” cao ngất ngưởng. Thực tế tất cả chỉ là đồn thổi, không có thực và nhiều người phải dở khóc dở cười, tiền mất tật mang vì nghe theo những tin đồn này. |
Theo Ngọc Khải- Đức Thanh
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ