Con số báo động về sức khỏe trẻ em Việt

Theo thống kê, cứ sáu trẻ có một bị thiếu cân và cứ bốn thì có một trẻ thấp còi.
Theo thống kê, cứ sáu trẻ có một bị thiếu cân và cứ bốn thì có một trẻ thấp còi.
(PLO) - Hiện cả nước còn khoảng hai triệu trẻ em suy dinh dưỡng (SDD), đã có năm ngàn trẻ em tử vong do những nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng. Nghịch lý rằng, SDD diễn biến phức tạp, kéo dài trong điều kiện dư thừa lương thực. Những thông tin trên được ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại buổi họp báo hưởng ứng tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” nhân Ngày Lương thực thế giới 16/10.

Thách thức SDD, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng năm 2014 - 2015 thì tỷ lệ SDD ở Việt Nam vẫn còn những vấn đề nhức nhối. Cụ thể đối với trẻ dưới 5 tuổi thì cứ sáu trẻ có một bị thiếu cân và cứ bốn thì có một trẻ thấp còi.

Một bất cập khác được PGS Lê Bạch Mai nêu lên là hiện nay việc khám tư vấn dinh dưỡng chưa được chi trả BHYT. Mặt khác những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng dùng chữa bệnh cũng không được bảo hiểm thanh toán. Bà Mai cho rằng cần xem suy dinh dưỡng là một bệnh: “Thiếu vitamin A có thể gây mù lòa nhưng uống bổ sung vitamin A thì không được bảo hiểm chi trả tiền. Trong khi phẫu thuật điều trị hoặc thay thế bộ phận nào đó lại được chi trả. Đây là điều chưa hợp lý, cần xem dinh dưỡng là một bệnh đặc hiệu và có cơ chế riêng”.

PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, kết quả điều tra cho thấy cả nước còn khoảng 2 triệu trẻ SDD và đã có 5 ngàn trẻ em tử vong do những nguyên nhân liên quan dinh dưỡng. Đặc biệt trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, càng khiến nguồn lương thực thực phẩm khan hiếm dẫn đến tỷ lệ SDD gia tăng. Ở những vùng sinh thái khác nhau thì có tỷ lệ SDD khác nhau. Trong đó cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc và miền Trung.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu ở trẻ em Việt Nam là một thách thức mới nổi. Điều tra của Viện Dinh dưỡng công bố có tới 27,8 % trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu chất sắt. PGS Mai cảnh báo tình trạng thiếu máu ở trẻ có nguyên nhân lớn từ bà mẹ. Bởi có tới 1/3 phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Tỷ lệ này theo bà Mai, “liên quan mật thiết” với số lượng trẻ thiếu máu sau khi sinh ra.

Xếp sau SDD và thiếu máu là tình trạng thiếu kẽm (có nhiều trong thủy hải sản) ở trẻ em. Số liệu do Viện Dinh dưỡng thực hiện điều tra trong hai năm cho thấy gần 70% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu chất kẽm. Đặc biệt ở vùng núi tỉ lệ này lên tới 80%.

PGS Mai lí giải thiếu kẽm ở trẻ có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân ảnh hưởng từ mẹ rất lớn bởi gần 64% phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm nên chuyện những đứa trẻ chào đời thiếu vi chất  này không quá lạ lẫm. Bà Mai cảnh báo tình trạng SDD nói chung, thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ em đang là ba thách thức lớn của nước ta. Và một mình ngành y tế khó giải quyết triệt để những vấn đề này.

Giải pháp “vườn - ao - chuồng”

Có một nghịch lý rằng trước đây người ta thường quan niệm SDD do đói kém. Nhưng hiện trẻ vẫn SDD trong bối cảnh dư thừa lương thực, thực phẩm (LTTP). Đó là điều đáng lo ngại.

PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng thực tế trên cho thấy SDD không bị loại bỏ chỉ bằng cách đơn giản là tăng lượng lương thực toàn cầu, một quốc gia hay một khu vực. Bởi theo nhiều chuyên gia và kết quả khảo sát, việc tăng nguồn cung cấp LTTP không tự động tăng khả năng tiếp cận lương thực của các nhóm nghèo trong xã hội. Và Việt Nam về cơ bản đảm bảo an ninh LTTP cấp quốc gia, nhưng chưa đảm bảo cấp hộ gia đình và cá thể. 

Theo ông Tuyên, so với những thập kỉ trước, tỷ lệ SDD ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này càng thấp thì tỉ lệ giảm cũng chậm theo. Chẳng hạn kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2010 cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân chiếm 17,5% và SDD thấp còi là 29,3%. Sau 5 năm, hai tỷ lệ trên lần lượt là 14,1% và 24,6%.

Bàn về những giải pháp, PGS Mai cho rằng cần huy động nguồn lực tổng hợp xã hội trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ. Từ đó mới hy vọng kéo giảm tình trạng SDD, thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em xuống nữa. Một trong những giải pháp được cho hiệu quả đó là phát triển mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) nhằm tạo ra nguồn lương thực thực phẩm dồi dào, sẵn có, giàu dinh dưỡng và an toàn để cải thiện bữa ăn gia đình. 

“Thứ nhất, mô hình VAC giúp canh tác đa dạng cây trồng, vật nuôi nên cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, sẵn có quanh năm theo mùa vụ. Đồng thời khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình, cá nhân cao hơn”, bà Mai phân tích. 

Bà Mai dẫn chứng từ các cuộc điều tra tại Cẩm Bình (Hải Dương, 1996) và Định Hoá (Thái Nguyên, 2003) về vai trò của VAC với dinh dưỡng, cho thấy khẩu phần ăn của gia đình được cải thiện rõ ràng. Cụ thể như sau: Cá tăng 2,7 lần, thịt các loại tăng 2 lần, trứng (gà, vịt) tăng 2,5 lần; trái cây tăng 2,1 lần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của nhóm trẻ 5-6 tuổi của nhóm hộ gia đình có VAC thấp hơn nhóm không canh tác VAC là 1,4 lần.

Giải pháp nữa là tuân thủ quy tắc “1000 ngày vàng” trong quá trình mang thai và sinh nở. 1000 ngày vàng tức là thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày tính từ giai đoạn mẹ mang thai đến 2 năm đầu đời của trẻ. Đây là giai đoạn lập trình điều tiết tăng trưởng và phát triển não bộ.

Vậy có thể can thiệp như thế nào trong thời gian 1000 ngày vàng? PGS Mai giải đáp câu hỏi trên như sau: 

Thứ nhất, trong 280 ngày mang thai, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng mẹ hấp thụ. Giai đoạn này cần cải thiện dinh dưỡng cho mẹ gồm bổ sung sắt, axit folic tức đa vi chất, muối I - ốt. Đồng thời giảm ô nhiễm trong nhà, tránh tiếp xúc khói thuốc lá, chú ý tẩy giun, dự phòng sốt rét. 

Thứ hai, từ khi trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé. Ở giai đoạn sơ sinh nên cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn. Lưu ý bổ sung vitamin A cho bà mẹ đang mang thai. Trong 6 tháng đầu, vẫn cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Thứ ba, khi bé từ 6 - 24 tháng tuổi: Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung chế độ ăn, bổ sung các chất kẽm, vitamin A, bột đa vi chất, tẩy giun.

Cùng quan điểm trên, Viện trưởng Tuyên nhấn mạnh sữa mẹ là tốt nhất trong 6 tháng đầu, không gì thay thế được. Ông khuyến cáo hiện nay nhiều phụ nữ lo giữ vóc dáng mà hạn chế ăn uống dẫn đến tình trạng thiếu nữa cho trẻ nhỏ là không nên: “Trường hợp sản phụ không có sữa thì nên đi xin sữa của những bà mẹ sinh con cùng thời điểm. Trường hợp bất đắc dĩ mới phải nuôi con bằng thức ăn bổ sung và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa”, ông Tuyên nói.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.