Con bị ném xác xuống sông, cha mẹ vẫn “trực” tin bọn bắt cóc?

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
Từ chiếc áo sơ mi màu trắng in logo trường và sợi dây chuyền kim loại màu đen gắn hình phật, anh Nguyên nhận ra thi thể con trai mình được cho là bị bắt cóc đòi chuộc 500 triệu đồng.
Chiều tối 4/3, một số bảo vệ của Cảng Tân Thuận 2 (phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM) tuần tra các tuyến bờ sông Sài Gòn khu vực cầu cảng thì phát hiện một bao tải lớn tấp vào ven bờ. Khi chiếc bao được mở, bên trong lộ ra thi thể mặc áo đồng phục của một trường cấp hai.
Chiếc áo học sinh và sợi dây chuyền giúp gia đình nhận dạng thi thể con trai bị giết. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp.
Chiếc áo học sinh và sợi dây chuyền giúp gia đình nhận dạng thi thể con trai bị giết. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp. 
Nạn nhân bị bỏ vào hai bao bố là nam giới từ 15 đến 20 tuổi, hai chân bị trói, mặc đồng phục học sinh với áo sơmi trắng tay ngắn, phía trái có in logo của trường THPT Ngô Gia Tự; cổ đeo sợi dây chuyền kim loại đen gắn hình phật Di Lặc màu xanh ngọc... Công an xác định, đây là vụ án mạng, nạn nhân bị giết trước khi vứt xuống sông.
Tuy nhiên trường Ngô Gia Tự (quận 8) cho biết thời gian qua không có phụ huynh nào trình báo trường hợp nào học sinh mất tích. Sau khi thông tin đăng trên báo, ngày 7/3, vợ chồng anh Lư Nguyên (44 tuổi, ngụ quận Bình Tân) đến nhận dạng đó là con trai của mình tên Lư Vĩnh Đạt (tự "Chẩy", 18 tuổi) đã mất tích vào tối 26/2.
"Cách đây một năm, em họ của Đạt sau khi nghỉ học đã tặng cho nó 2 chiếc áo đồng phục của trường Ngô Gia Tự. Còn sợi dây chuyền và hình Phật được mẹ và bà ngoại tặng", anh Nguyên nói, vẻ đau khổ. Sáng 9/3, anh Nguyên cho biết vừa nhận kết quả xét nghiệm ADN và thi thể chính là con trai của mình.
Đạt là con đầu lòng trong gia đình có hai anh em trai, học bổ túc lớp 11 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 6 và học lập trình game trên đường Cộng Hòa (Tân Bình). "18h ngày 26/2, Đạt mặc quần tây, áo sơ mi có logo trường Ngô Gia Tự, mang theo điện thoại iPhone 4 và trong ví có hơn 130.000 đồng chạy, đi xe máy Ultimo đến Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 6 học như mọi ngày", mẹ cậu cho biết về lần cuối gặp con. Vẻ tiều tụy, đau đớn hiện rõ trên gương mặt người mẹ tội nghiệp.
Đến 22h không thấy con về, chị gọi điện thoại nhưng Đạt không bắt máy. Cuộc gọi lần thứ hai, chị nghe giọng một thanh niên nói: "Lớp tụi con tổ chức đi Bình Thạnh chơi. Đạt ra ngoài rồi, có gì chút bạn ấy gọi lại cho cô". Nóng ruột không thể đợi, mẹ Đạt gọi liên tiếp. "Máy cứ đổ chuông mà không ai nghe. Đến 2h hôm sau thì điện thoại bị khóa. Lúc đó gia đình như ngồi trên đống lửa nhưng không biết tìm con ở đâu", người bố thở dài.
Đến 6h ngày 27/2, gia đình liên lạc được số Đạt thì một giọng nam lạ khác thông báo: "Đạt đã bị bắt cóc. Gia đình chuẩn bị tiền chuộc và không được báo công an" rồi tắt máy. Quá hoảng sợ, hai vợ chồng cùng gọi lại cho con nhưng điện thoại bị tắt nguồn. Một lúc sau, vợ anh Nguyên nhận tin nhắn từ số máy của Đạt: "Trong vòng 12 giờ phải chuẩn bị 500 triệu để chuộc nó về, suy nghĩ trước khi làm gì dại dột…".
Không còn cách nào khác, anh Nguyên trình báo sự việc cho công an phường An Lạc A. Đến 22h38 cùng ngày, từ số của con, vợ anh Nguyên lại nhận tin nhắn với nội dung: "Tối nay đúng 1h mang theo 500 triệu đến ngã tư Hàng Xanh. Con ông bà sẽ được thả tự do. Nên suy nghĩ lại nếu muốn báo công an". Hắn bảo rằng, biết rõ tiền bạc không phải là vấn đề duy nhất ngăn cản gia đình muốn nhận lại con. Nếu vợ chồng anh Nguyên tiếp tục nhờ công an can thiệp thì "đã đi vào sai lầm".
Không gọi được, anh Nguyên nhắn tin nói gia đình chưa đủ tiền, chờ vay mượn. Kẻ giữ máy liên hồi đe dọa: "Được, nhưng tôi không chắc con ông bà sẽ sống sót đến khi ông bà quyết định đưa tiền đâu", "Đàn em tôi không rảnh mà cho nó ăn uống như ông bà. Đừng dại dột. Công an không giúp gì được ông bà đâu. Tôi nhắc lại, chỉ cần công an đi theo thì ông bà sẽ nhận xác nó". Bọn chúng khẳng định biết những mánh khóe theo dõi của công an, nếu gia đình muốn kiểm chứng cứ để con trai mình "thử nghiệm". Mỗi tin nhắn của chúng, anh Nguyên đều chuyển tiếp cho trinh sát điều tra.
Trước những lời tin đe dọa tính mạng của con mình, vợ chồng buộc phải nhắn tin năn nỉ từ từ sẽ chuẩn bị tiền. Chúng đồng ý và nói ngày hôm sau sẽ chủ động gọi lại và không quên kèm theo tin là sẽ "làm phước" cho Đạt ăn uống đàng hoàng nhưng "cái giá mới là 600 triệu đồng". Nếu gia đình cứ kéo dài thời gian để chờ sự trợ giúp của công an thì họ sẵn sàng chờ, nhưng tiền chuộc sẽ tăng lên theo từng ngày và Đạt sẽ lãnh chịu sự mặc cả của gia đình.
Hai ngày trôi qua, hai vợ chồng hầu như không ăn uống hay chợp mắt, cứ ngồi trực điện thoại, chờ tin bọn bắt cóc. Nhưng bọn chúng chỉ nhắn tin cầm chừng vào giữa đêm, ngày 4-5 tin, cách nhau 10-15 phút. Quá nôn nóng, người mẹ chạy đôn đáo tìm đến báo đài nhờ đăng tin. Anh Nguyên tìm bạn bè của con hỏi thăm, dò la kết quả công an, song thông tin về con trai vẫn bặt vô âm tính.
Bước sang ngày 28/2, bọn bắt cóc chủ động nhắn tin sớm hơn mọi ngày. 20h30, chúng đe dọa nếu anh Nguyên đem tin nhắn chuyển cho công an, Đạt sẽ chết. Và một ngày sau đó, "cuộc thương lượng" lại bất ngờ chuyển qua số điện thoại của anh Nguyên. "Lúc này chúng khủng bố tinh thần gia đình rất nhiều", bố Đạt cho biết.
Khoảng 10h30 sáng 2/3, bọn chúng tiếp tục hỏi gia đình chuẩn bị đủ tiền chưa. Anh Nguyên cho biết chỉ mới chuẩn bị 100 triệu đồng và có cố gắng cũng chỉ được thêm vài chục triệu nữa và nếu đồng ý hãy hẹn địa điểm để giao tiền. Nhưng kẻ bắt cóc nói "biết gia đình có nhiều mối quan hệ mật nên chưa mạo hiểm, chờ khi gia đình thật lòng hợp tác". "Tôi xem ông bà ngoan cố đến đâu. Ông bà đừng chứng tỏ... Vậy cuộc vui chờ xem đến bao giờ kết thúc", nội dung tin nhắn.
Sang ngày 3/3, một ngày trước khi tìm thấy xác nạn nhân ở Cảng Tân Thuận 2, tin nhắn gia đình nhận được không còn là số điện thoại của Đạt mà bằng số sim rác. Người nhắn cho biết là "Đạt thú tội đã dựng lên màn kịch để tống tiền gia đình. Đạt bảo giờ không cần tiền nữa nhưng sợ gia đình báo công an bắt nên không dám về mà sẽ đi xa, ra nước ngoài. "Con sẽ về khi đến đỉnh vinh quang. Con xin lỗi ba má", nội dung tin nhắn. "Giờ suy lại, tin này không phải là của Đạt nhắn. Thời điểm này cháu đã bị giết và vứt xuống sông", người bố nói.
Trong ngày 3/3, hai vợ chồng anh Nguyên liên tục nhắn bảo con về, gia đình tha thứ lỗi lầm nhưng đầu bên kia không hồi đáp. Đến 7h ngày 4/3, gia đình tiếp tục kiên trì gọi thì số khuyến mại bất ngờ đổ chuông nhưng đầu bên kia bấm từ chồi rồi tắt luôn. "Có thể lúc đó họ mở lên xem nội dung tin nhắn từ gia đình tôi", anh Nguyên nhận định. Từ lúc đó, gia đình không thể liên lạc được cũng như nhận tin nhắn nào thêm.
Anh Nguyên làm công trình và cho biết gia đình không có mâu thuẫn với ai. Còn Đạt sống khép kín, ít giao du với bạn bè, không rượu chè, cờ bạc, hút chích. Gần đây, em thân với một bạn nam học chung lớp lập trình game và trước tết có một lần dẫn về nhà chơi. Người bạn này mới mất xe máy và laptop nên thường xuyên rủ Đạt uống nước, đi chơi để giải sầu. "Một ngày trước khi mất tích, Đạt có đi uống nước với cậu này đến hơn 23h mới về trong trạng thái như bị say. Thấy lạ, gia đình gặng hỏi, cháu bảo ăn ly kem bị đắng nên bỏ chạy nhanh về nhà, sau đó ngủ tới sáng thì bình thường", người bố cho biết.
Trong 6 ngày, tính từ khi con mất tích đến lúc mất liên lạc với kẻ bắt cóc, gia đình nhận hàng chục tin nhắn đòi tiền chuộc. Phía công an cũng đã làm việc với người bạn thân của Đạt. Ngoài ra, trong những ngày đầu Đạt mất tích, có một số thanh niên lạ mặt lượn qua lại, ngồi uống nước quan sát nhà anh và được ghi lại biển số xe. "Hơn 10 ngày qua, cả gia đình chúng tôi sống mà như chết, cứ thấp thỏm lo âu. Giờ biết con đã bị giết nhưng vẫn chưa đem xác về được. Mong công an sớm điều tra, tìm ra thủ phạm độc tâm", người bố mong mỏi.
Trưởng công an phường An Lạc A, quận Bình Tân - ông Phan Văn Hồng cho hay - sau khi tiếp nhận trình báo của gia đình anh Nguyên về việc con trai bị bắt cóc tống tiền, phường đã báo lên công an quận. "Phường báo cáo tình hình lên quận hàng ngày. Phía quận có cử trinh sát xuống điều tra", ông Hồng khẳng định. Song, thượng tá Nguyễn Minh Hùng, Trưởng Công an quận Bình Tân, bảo sẽ thông tin sự việc vào đầu tuần tới.
Lãnh đạo Đội 9 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP HCM cho biết đã tiếp nhận trình báo của gia đình và đang thụ lý điều tra. 

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.