Con bị mộng du, phải làm gì?

Con tôi năm nay 6 tuổi, bé thỉnh thoảng hay bị mộng du, nửa đêm đi lại trong nhà. Nhưng sau đó khoảng 7 phút, bé quay lại giường ngủ ngon lành và hôm sau chẳng còn nhớ gì. Tháng vừa rồi 2 lần bé bị như vậy. Xin hỏi con tôi có bị bệnh gì không? (Isabella)
Ảnh minh họa:Toutlecine.
Ảnh minh họa:Toutlecine. 
Trả lời: 
Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi thường hay mắc chứng bệnh mộng du. Mộng du thường xảy ra từ 1 đến 3h sau khi ngủ, lúc đó trẻ đã bước vào giai đoạn ngủ sâu. 
Con bạn có thể đứng dậy đi lại, mắt mở to, thậm chí ăn uống bình thường nhưng hoàn toàn không thấy gì, không nhận thức được những gì chúng đang làm. Mỗi lần mộng du thường kéo khoảng 10 phút.   
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du như quá lo lắng, áp lực về điều gì đó (sợ làm bài tập, sợ đến trường...), sợ bóng tối, thiếu ngủ, ấn tượng mạnh về một bộ phim hay trò chơi điện tử, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc mà bé đang sử dụng... Đó cũng có thể là do yếu tố di truyền, một cuộc điều tra trên những bé bị mộng du cho thấy 60-80% cha mẹ chúng từng bị như vậy.
Không nên đánh thức khi trẻ mộng du vì điều này thực sự không cần thiết. Bạn có thể hướng dẫn, cầm tay trẻ đưa trở lại vào phòng. Nếu trẻ thức dậy, đừng nói gì nhiều vì trẻ nói chuyện, trả lời lúc này sẽ không mạch lạc. Khi ngủ dậy, trẻ cũng không còn nhớ gì cả.
Để tránh trẻ mộng du không gặp nguy hiểm, bạn có thể loại bỏ những rủi ro như đóng chặt các cửa sổ, cửa ra vào, dọn dẹp gọn gàng những đồ vật trong phòng, tránh để vật nhọn, dễ vỡ dưới nền nhà...
Hạn chế con mộng du, bạn có thể khuyến khích trẻ ngủ một giấc ngắn vào buổi chiều. Nên thiết lập một thói quen cho trẻ trước khi ngủ, không bắt con làm bài tập quá nhiều hay xem tivi quá muộn, những chương trình bạo lực hay tác động mạnh vào cảm xúc...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.