Con bảo vệ luận án tiến sỹ mẹ vẫn quyết tâm thi THPT

(PLO) - Một người mẹ có con chuẩn bị là tiến sỹ, thạc sỹ, một cán bộ dân số xã U45, một thí sinh chấn thương nặng.... vẫn cố gắng tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 với mục đích thực hiện ước mơ từ bé của mình...

Tại điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật (TP.Vinh, Nghệ An) một thí sinh khi bước vào phòng thi nhưng lại khiến nhiều thí sinh khác ngỡ đó là giám thị. Nữ thí sinh này là chị Nguyễn Thị Thanh Vân (50 tuổi), đang tham dự kỳ thi với 3 môn: toán, hóa học, sinh học để lấy điểm xét tuyển vào Trường Đại học Y khoa Vinh.

Được biết, chị Vân hiện đang công tác tại khoa Răng – Hàm – Mặt của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Trước đây, do không có điều kiện đi học đại học, nhưng chị vẫn luôn đau đáu ước mơ hoàn thành con đường học vấn của mình. Điều bất ngờ là con trai cả chị Vân đang bảo vệ luận án tiến sĩ, hiện đang là giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, con trai thứ 2 đang học nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Anh Quốc. 

Chị Vân ấp ủ ước mơ học Đại học Y còn dang dở của mình lúc còn béChị Vân ấp ủ ước mơ học Đại học Y còn dang dở của mình lúc còn bé 

Nếu trúng tuyển trong kỳ thi đợt này, chị Vân sẽ mất ít nhất 6 năm học đại học, ngày chị cầm bằng tốt nghiệp thì chị đã về nghỉ hưu được 1 năm. Chị Vân cho biết, do trước kia vất vả nên bây giờ muốn thực hiện ước mơ học tập của mình. Để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi không hề đơn giản, ngoài công việc hàng ngày tại bệnh viện, công việc nhà, chị chỉ tranh thủ bổ túc kiến thức vào những lúc rảnh rỗi. Chị cười đùa nói “ngày trước mẹ vất vả nuôi con ăn học, giờ con cái lớn rồi nuôi mẹ ăn học….”.

Ban đầu khi chị đăng ký dự thi các con chị không ủng hộ lắm vì sợ chị vất vả, nhưng sau đó thì ủng hộ hai tay. “Tâm lý của tôi thoải mái, nhẹ nhàng  vì các cháu vừa phải thi xét tuyển tốt nghiệp THPT, vừa xét đại học, số môn phải học và thi nhiều hơn”, chị Vân nói.

Được biết, điểm chuẩn vào Trường ĐH Y khoa Vinh mấy năm gần đây dao động từ 24 – 26 điểm. Chị Vân cho biết, cái khác của kỳ thi bây giờ và trước đây là kiến thức rộng hơn, thi trắc nghiệm cả ba môn chứ không phải tự luận như trước đây nên có phần nào đó chị còn bỡ ngỡ. 

Chị Minh với dự định làm bác sĩ trong kỳ thi lần này (ảnh Đức Hùng)
Chị Minh với dự định làm bác sĩ trong kỳ thi lần này (ảnh Đức Hùng)

Thí sinh Nguyễn Thị Minh (45 tuổi, trú tại xã Đức Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) sáng 25/6 đến điểm thi Trường THPT Hồng Lĩnh để dự thi môn thi đầu tiên (môn Văn) kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cũng khiến nhiều người bất ngờ.

Theo chị Minh năm 1990, lúc đó chị đang học lớp 11, trường THPT Trần Phú thì buộc phải nghỉ học vì gia đình hoàn cảnh khó khăn, nhà có tới 6 chị em. Cuộc sống cứ trôi qua, chị lập gia đình và được vào làm cán bộ tại UBND xã, thời điểm năm 2015 được tín nhiệm bầu lên làm Chủ tịch xã. Tuy nhiên, vì lý do tế nhị, chị làm đơn xin rút nghỉ và chuyển sang làm cán bộ dân số. 

Trước kia, chị vẫn ước mơ làm một cô giáo dạy văn hoặc một bác sĩ nhưng vì điều kiện không cho phép nên đành khép lại. Bây giờ, khi đã là mẹ của hai đứa con, điều kiện kinh tế đỡ vất vả hơn trước nên chị đã quyết định thực hiện ước mơ của mình. Do chưa có bằng cấp 2, nên tháng 9/2017 chị nộp đơn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Hồng Lĩnh, học hết lớp 12 để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Trong kỳ thi năm nay, chị Vân vẫn ấp ủ ước mơ vào trường Y như như dự định thuở bé của mình. Chị Vân chia sẻ, ba mẹ con chị đặt ra mục tiêu là mẹ sẽ là học sinh giỏi và tốt nghiệp lớp 12, con gái đầu tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và thi đậu bác sĩ nội trú, còn con trai đậu vào trường chuyên của tỉnh. 

Dù còn khá đau và mệt mỏi nhưng Hoàng vẫn nỗ lực hoàn thành phần thi để không bỏ lỡ cơ hội của mình trong tương lại
Dù còn khá đau và mệt mỏi nhưng Hoàng vẫn nỗ lực hoàn thành phần thi để không bỏ lỡ cơ hội của mình trong tương lại

Vừa bị tai nạn giao thông, đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An phải nẹp cổ, nhưng thí sinh Lê Văn Hoàng vẫn quyết tâm đến điểm thi Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) để thi môn đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia.

Trước đó, vào chiều 24/6, Lê Văn Hoàng là một trong những thí sinh vắng mặt ở buổi làm thủ tục. Ngay sau khi biết tin này, Hội đồng thi và lãnh đạo trường THPT Nam Đàn 2 đã trực tiếp gọi điện về cho gia đình thí sinh này để tìm hiểu lý do.

Gia đình cho biết, Hoàng vừa bị tai nạn giao thông và đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An.

Trước tình huống đột xuất này, nhà trường đã hướng dẫn gia đình làm đơn xin đặc cách lên hội đồng thi Trường THPT Nam Đàn 2 để được miễn thi.

Do sức khỏe khá hơn mặc dù vẫn phải nẹp cổ, sáng ngày 25/6  Hoàng  được  gia đình đưa đến điểm thi Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) để kịp giờ thi môn đầu tiên.

Tại phòng thi sáng 25/6, Hoàng chia sẻ: Hiện tại cổ em vẫn đau và đầu vẫn choáng. Nhưng em sẽ nỗ lực hết mình, dự thi đầy đủ các buổi để đạt kết quả tốt nhất. Sau khi thi xong, em sẽ ra Hà Nội để kiểm tra  lại.

Thầy giáo Lê Văn Quyền – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nam Đàn 2 – Phó điểm trưởng điểm thi cũng cho biết: Chúng tôi cũng rất lo lắng và sợ sức khỏe của Hoàng chưa đảm bảo. Nhưng  em khẳng định “em làm được” nên Hội đồng thi tạo điều kiện để em được dự thi như các bạn thí sinh khác. Chúng tôi cũng đã cắt cử đội tình nguyện và nhân viên y tế sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ cho em Hoàng./.                                                                                    

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.