Hôm nay, 925.792 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đi thanh tra thi.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đi thanh tra thi.
(PLO) - Hôm nay (25/6), 925.792 thí sinh bước vào 2 môn thi đầu tiên: Văn- Toán. Trong đó số thí sinh dự thi để được xét công nhận tốt nghiệp THPT là 879.705 (năm 2017: 809.369); tổng số TS sẽ tham gia xét tuyển sinh ĐH, CĐ là: 688.466, chiếm 74,3% (năm 2017: 640.471 chiếm gần 75%). Cả nước có 2.144 điểm thi với 39.689 phòng thi…

“Chặt” với cả giám thị...

Trước kì thi, Hà Nội tổ chức hội nghị công tác thi 2018. Năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội được giao chủ trì cụm thi số 1. Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, với khoảng 80.000 thí sinh dự thi, địa bàn thi trải rộng trên 30 quận, huyện, thị xã, Sở đã tổ chức tập huấn kỹ lưỡng cho tất cả các lãnh đạo điểm thi, yêu cầu các lãnh đạo điểm thi triển khai tập huấn cho các giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, kể cả danh sách chính thức và danh sách dự bị. “Sau sự cố lọt đề rất đáng tiếc trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, chúng tôi coi đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc. Việc chỉ đạo, nhắc nhở, quán triệt dù đã tiến hành đầy đủ nhưng vẫn cần nhấn mạnh rất kỹ về ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ coi thi” - ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, công tác an ninh, giám sát sẽ được tăng cường, việc nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ giám thị trong mỗi phòng thi sẽ được đặc biệt coi trọng. Không chỉ giám sát nghiêm túc thí sinh mà còn phải kiểm soát chặt chẽ từng hành vi của mỗi cán bộ, nhân viên trong phòng thi, điểm thi. Nếu để xảy ra sai phạm, người trực tiếp thực hiện, người cùng coi thi và hiệu trưởng trường cử cán bộ đi coi thi cũng phải chịu trách nhiệm. 

Không những thế, nhằm hạn chế các hành vi gian lận, Hà Nội còn quy định việc sử dụng thống nhất loại giấy nháp ở bài thi tổ hợp cho tất cả các điểm thi. Giấy nháp có màu mực đỏ được dùng cho môn thi thành phần thứ nhất (tương ứng với môn Vật lý, Lịch sử), giấy nháp có màu mực xanh dùng cho môn thi thành phần thứ hai (Hóa học và Địa lý) và giấy nháp có màu mực đen dùng cho môn thi thành phần thứ ba (sinh học và giáo dục công dân). Vì vậy, khi kết thúc môn thi thành phần trước, thí sinh nhớ nộp đề thi và giấy nháp tương ứng với môn thi. Nếu thí sinh thi môn thành phần thứ hai, mà còn để giấy nháp có màu mực đỏ trên bàn, coi như phạm quy.

Một quy định khác mà thí sinh không được phép quên, trong quá trình làm bài của tất cả các bài thi, môn thi, thí sinh tuyệt đối không được đánh dấu hoặc ghi các nội dung liên quan đến bài thi vào các loại giấy tờ, vật dụng đem theo, kể cả điện thoại đã được tắt nguồn cũng sẽ bị đình chỉ thi ngay lập tức. 

Không tạo thêm áp lực cho thí sinh trong phòng thi

Để đảm bảo an toàn, công bằng, phòng chống gian lận thi cử, Ban Chỉ đạo thi TP Hà Nội đã đề nghị Công an thành phố phối hợp thông tin giúp giám thị, cán bộ coi thi tại các hội đồng thi nằm trong danh sách tổ chức thi của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận biết một số thiết bị gian lận thi cử.

Thượng tá Hạ Thị Hằng, Phó Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao PC50 (Công an TP Hà Nội) cho biết, qua nắm bắt tình hình, thời gian gần đây cho thấy, trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện nhiều trang rao bán các thiết bị không dây, siêu nhỏ được sử dụng để gian lận trong thi cử. Qua công tác đấu tranh, từ năm 2015 đến nay, Công an Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch đảm bảo công tác an ninh trong thi cử. Trong đó, Phòng PC50 tiến hành rà soát và phát hiện, kiểm tra xử lý các trang bán các mặt hàng trên.

Chỉ tính trong 5 năm gần đây, Phòng PC50 - Công an Hà Nội đã đấu tranh, kiểm tra phát hiện hơn 10 vụ việc, thu giữ 263 bộ thiết bị siêu nhỏ dùng để gian lận thi cử. Lực lượng Công an cũng đã và đang phối hợp trực tiếp với lãnh đạo và giám thị các trường để phổ biến cách nhận biết một số loại thiết bị có thể sử dụng để gian lận trong thi cử. Thượng tá Hằng chia sẻ, phía đơn vị đã nhận được thông tin có đối tượng sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước. Vì vậy, cán bộ coi thi năm nay cần lưu ý để phát hiện các trường hợp này, đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi.

Và thực tế những lo ngại về tính minh bạch, khách quan từ coi thi, chấm thi, không ít ý kiến cho rằng, để tránh các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử, hiện tượng coi lỏng coi chặt... nên cho một cán bộ công an vào trong phòng thi hoặc giám sát.

Tuy nhiên, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho rằng, mỗi đơn vị đều có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình. Thi cử là việc diễn ra bình thường và ngành Giáo dục đủ sức làm việc này, công an là lực lượng phối hợp.

“Tôi không ủng hộ ý kiến đưa công an vào trong các phòng thi, bởi tôi tin đại đa số các thầy cô trong ngành nghiêm túc, đủ sức làm việc đó. Có những hiện tượng đặc biệt, mang tính kỹ thuật cao thì mới cần đến các lực lượng khác hỗ trợ, như lực lượng công an. Chúng ta cũng không nên quá nặng nề làm ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).