Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, năm 14 tuổi, cô gái xinh đẹp Radhika Phuyal phải rời gia đình ra thành phố xin việc.
Sau đó, chỉ vì vô tình uống một ngụm Coca Cola nhỏ, cuộc đời cô đã chìm trong những cơn ác mộng kinh hoàng.
Radhika đã trở thành nạn nhân của một băng nhóm buôn bán phụ nữ sau khi bị lừa uống cốc nước ngọt có pha sẵn thuốc mê. Ngay khi Radhika thiếp đi, bọn chúng đã nhẫn tâm mổ bụng lấy cắp quả thận của cô đem bán, rồi sau đó, bán cô cho hàng loạt các nhà chứa.
Lời tâm sự… lạnh sống lưng
Radhika và vết sẹo dài do bị lấy trộm thận. |
Câu chuyện của Radhika khiến người nghe rùng mình nhưng sau đó bao trùm lên tất cả là sự cảm phục. Cảm phục sức mạnh của một người phụ nữ đã vượt qua được những đau đớn nhất của cuộc đời để bảo vệ đứa con của mình, bất chấp việc những kẻ độc ác luôn tìm cách hãm hại cô.
Gia đình cô có 7 anh chị em. Dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng luôn vui vẻ và hạnh phúc. Bố mẹ cô đã phải đi vay nặng lãi để có tiền nuôi con. Thương bố mẹ, cô bé 14 tuổi khi đó nghĩ tới việc lên thành phố tìm việc làm kiếm tiền giúp bố mẹ. Nghĩ là làm, sau đó, Radhika lên một chiếc xe buýt rời ngôi làng nhỏ bé Sindhupalchowk ở miền Trung Nepal tới Thủ đô Kathmandu.
Radhika muốn tìm công việc phụ giúp bán rau quả tại một chợ nào đó trong thành phố. Tuy nhiên, khi vừa tới nơi, một người đàn ông lạ mặt đã tới bên cô và nói rằng, ông ta có thể giúp cô trở thành người giúp việc cho một gia đình người bạn. Khi đó, Radhika quá ngây thơ nên đã tin và đi theo người đàn ông lạ mặt.
Sau vài ngày làm giúp việc gia đình, "chủ nhà" nói họ sẽ đưa cô đi theo trong kì nghỉ ở Ấn Độ. Radhika đã vô cùng háo hức mà không biết rằng có một cái bẫy đã giăng sẵn chờ đợi cô. Họ đưa cô tới một tỉnh giáp biên giới Ấn Độ sau đó đưa cô lên tàu. Vì quá khát nước, "nhà chủ" đã đưa cho Radhika một cốc Coca Cola. Cô uống một hơi cạn cốc nước. Cốc nước Radhika uống có pha sẵn liều thuốc an thần cực mạnh khiến cô bé không còn biết gì nữa.
Khi tỉnh dậy, Radhika thấy mình đang nằm trong một bệnh viện ở Chennai, Ấn Độ. Cô gắng ngồi dậy và thấy đau thắt ở phần bụng. Nhìn xuống, cô thấy một vết sẹo lớn được khâu vội vàng trên bụng. Bác sĩ nói với Radhika rằng quả thận của cô đã bị cắt và sắp tới sẽ có người đưa cô trở về Nepal. Sự thật, nhà chủ của Radhika không hề có ý định tìm người giúp việc. Điều duy nhất họ muốn từ cô đó là quả thận để cứu người mẹ đang đau ốm của mình. Họ cũng đã trả Radhika hơn 2.400 USD "tiền mua thận", rẻ hơn rất nhiều so với hơn 8.000 USD nếu mua trên thị trường chợ đen.
Radhika và con trai |
Người phụ nữ dũng cảm
Radhika chỉ là một trong số 12,3 triệu người lớn và trẻ em khắp thế giới bị đẩy đi làm nô lệ trong các nhà xưởng hoặc các ổ mại dâm mỗi năm. |
Sau khi tiêu hết hơn 2.400 USD tiền bán thận, Radhika và con trai bị bỏ rơi và bị đưa tới một ngôi làng khác. Những "chiến hữu" của chồng Radhika dụ dỗ sẽ đưa hai mẹ con cô về thành phố. Quay trở về, cô lại tiếp tục bị đưa vào một đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em và bị bán vào một nhà chứa.
Chủ chứa đã bắt Radhika tiếp hơn 25 khách mỗi ngày với thức ăn chỉ là bánh mì khô và nước lã. Đồng thời, cô cũng trở thành trò tiêu khiển của chính ông ta. Nhiều lần bỏ trốn nhưng Radhika đều bị bắt lại, đánh đập và hành hạ dã man với một số vết sẹo trên cơ thể.
Trung tâm Maiti Nepal được thành lập năm 1993 bởi nhà hoạt động xã hội Anuradha Koirala. Hiện, trung tâm là ngôi nhà chung cho 83 phụ nữ cùng 252 đứa trẻ từng là nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Nepal. |
Hai mẹ con Radhika bị đưa tới những địa điểm bí mật tại nhiều thành phố khác nhau của Ấn Độ nhưng không được sống cùng nhau. Mỗi khi cậu bé khóc đòi mẹ, bọn người dã man lại dùng thuốc lá đốt vào lưỡi để cậu bé im lặng. Hai mẹ con cô bị chia rẽ. Cậu con trai đã không được gặp mẹ trong suốt hơn một năm trời.
Sau nhiều lần chạy trốn không thành công, cuối cùng, Radhika cũng thoát khỏi nhà chứa. Cô vội ôm cậu con trai nhỏ và trở về Nepal. Vừa trở lại Kathmandu, Radhika đã tới đồn cảnh sát để khai báo về những hành động vô nhân tính của băng nhóm tội phạm. Được sự giúp đỡ của các cảnh sát, Radhika đã được đưa tới Trung tâm tị nạn Maiti Nepal được xây dựng nhờ vào lòng hảo tâm của những tổ chức ở nước ngoài.
Vậy là, sau nhiều năm lận đận sống trong những cơn ác mộng triền miên, cuối cùng Radhika cũng tìm lại được một nơi an toàn để mình trú chân. Giờ đây, ở tuổi 24, Radhika hài lòng khi sống cùng cậu con trai nhỏ tại trung tâm. Hai mẹ con đã ở đây được 2 năm rưỡi. Radhika cho biết, với mình thì cuộc sống ở đây giống như là thiên đường - một thiên đường mà trước đây cô chưa bao giờ dám mơ tới.
Theo Nguyệt Linh
Gia Đình