Có thể tổ chức phiên chất vấn dựa trên kiến nghị của cử tri

Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH phát biểu tại phiên họp
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH phát biểu tại phiên họp
(PLO) - Hiện phiên chất vấn được tiến hành khi có yêu cầu chất vấn của Đại biểu Quốc hội, nhưng Dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần nghiên cứu cả trường hợp khi cử tri gửi kiến nghị đến Quốc hội thì đó cũng là căn cứ để tổ chức phiên chất vấn. 
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng qua (11/8) thảo luận về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Hoạt động giám sát (HĐGS) của Quốc hội (QH) và Hội đồng nhân dân (HĐND). 
Chất vấn phải “làm sâu vấn đề”
Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của QH cho biết, một số ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá, quy định về chất vấn và trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND, phiên họp UBTVQH, phiên họp Thường trực HĐND trong Dự thảo Luật “chưa thể hiện đúng quy định của Hiến pháp”. 
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH cho rằng, quy định về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp QH trong Dự thảo Luật “hẹp hơn so với những quy định trong Hiến pháp 2013”. Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị rà soát lại quy trình chất vấn và trả lời chất vấn để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp.
Có ý kiến cho rằng việc lựa chọn nhóm vấn đề để đưa ra chất vấn trước QH khó bảo đảm sự khách quan, khó phản ánh hết ý chí của ĐBQH và của cử tri. Ông Thân Đức Nam – Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH nhận xét, hiện sau chất vấn, người dân cũng như ĐBQH không biết các vấn đề chất vấn được giải quyết như thế nào, nên “chất vấn tại hội trường cần chuyển sang hình thức đối thoại, để “làm sâu vấn đề”, giúp người được chất vấn có thể giải quyết các công việc cụ thể, nếu cứ dàn trải thì không giải quyết được các vấn đề phát sinh thực tế” – ông Nam đề nghị.
Hiện phiên chất vấn được tiến hành khi có yêu cầu chất vấn của ĐBQH nhưng theo Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Dự thảo Luật cần nghiên cứu cả trường hợp khi cử tri gửi kiến nghị đến QH thì đó cũng là căn cứ để tổ chức phiên chất vấn. 
Nhưng ông Nguyễn Văn Hoạt – Phó Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội không đồng tình lấy kiến nghị của cử tri là căn cứ tổ chức phiên chất vấn vì lo ngại khó tổ chức được phiên chất vấn đảm bảo tính khoa học. Theo ông, chỉ cần ĐB gửi câu hỏi để UBTVQH và Thường trực HĐND tổng hợp, báo và lựa chọn nhóm vấn đề yêu cầu chất vấn là phù hợp.
Không được ủy quyền trả lời chất vấn
Theo ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoạt động của Quốc hội, HĐND ở nước ta và phù hợp với quy định tại Điều 80 của Hiến pháp, Dự thảo Luật đã quy định về việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn theo hướng UBTVQH, Thường trực HĐND xem xét trên cơ sở cân nhắc một cách toàn diện các vấn đề có liên quan. 
Đồng thời đã sửa đổi, bổ sung quy trình chất vấn và trả lời chất vấn cụ thể hơn để phù hợp với quy định của Hiến pháp, nếu đại biểu chưa đồng ý với việc trả lời chất vấn thì tiếp tục chất vấn lại về nội dung đã chất vấn; người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời chất vấn mà không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. 
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện Quốc hội và HĐND hoạt động không thường xuyên, nhiều ý kiến nhất trí với Dự thảo quy định theo hướng người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời các câu hỏi chất vấn. Đối với vấn đề chưa thể trả lời trực tiếp ngay tại phiên họp thì cho trả lời bằng văn bản. 
Ngoài ra, trong quá trình thảo luận về Dự thảo Luật này, còn có ĐBQH đề nghị điều chỉnh các nội dung người đã được trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND hoặc đã gửi văn bản trả lời chất vấn cho đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với HĐND bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận tại các kỳ họp trước, bổ sung quy định việc báo cáo được thực hiện cho đến khi hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm quy định trong các nghị quyết để đảm bảo theo dõi, giám sát một cách có hệ thống toàn diện, hiệu lực và hiệu quả. 
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định của Dự thảo Luật về việc giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát. Nhưng Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị qui định “giám sát các văn bản của cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát”. 
Theo bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội, chỉ nên giám sát văn bản qui phạm pháp luật. Trong quá trình giám sát, đoàn giám sát có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan để kết luận về văn bản đó. “Nếu giám sát tất cả các văn bản thì khó” – Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ. 
Quan điểm này cũng được ông Uông Chu  Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hội tán thành vì “nếu ngày nào cũng gửi văn bản để giám sát thì không thể làm hết được”. 
Có Luật là phải trưng cầu được ý dân
Chiều 11/8, cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân (TCYD), UBTVQH đặc biệt quan tâm đến những vấn đề QH quyết định TCYD vì đó là điều kiện đảm bảo tính khả thi của Dự án Luật này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, TCYD là vấn đề chính trị xã hội quan trọng nên phải cân nhắc thận trọng, phải tổ chức làm tốt để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân nên “qui định là phải để làm được, không thể ban hành Luật rồi mà các chủ thể được giao quyền đề nghị TCYD không thực hiện quyền thì tốt nhất cứ để QH bàn và quyết định”. 
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề xuất cụ thể hơn, Dự thảo phải qui định rõ đó là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quan hệ lớn đến sự tồn vong, bền vững của đất nước, nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ nhân dân và những vấn đề kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn, trên diện rộng tới quốc kế dân sinh mà “QH “không dám” quyết nên TCYD” hoặc các chủ thể được giao quyền đề nghị TCYD có thể căn cứ để trình đề nghị TCYD…

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.