Tăng cường giải pháp xử lý chất thải của các nhà máy nhiệt điện

Tưới nước bãi xỉ, hạn chế tối đa tình trạng bụi xỉ than bay vào khu vực dân cư. Ảnh TTXVN
Tưới nước bãi xỉ, hạn chế tối đa tình trạng bụi xỉ than bay vào khu vực dân cư. Ảnh TTXVN
(PLO) - Chiều 10/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan, chỉ đạo các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ và giảm tối đa việc ảnh hưởng tới môi trường từ chất thải của các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc.
Theo số liệu thống kê, hiện nay đang có 19 nhà máy nhiệt điện đang vận hành với tổng công suất phát điện 14.480 MW và thải ra khoảng 15 triệu tấn tro, xỉ hàng năm. Trong đó, lượng tro bay chiếm khoảng 75%, còn lại là xỉ. Dự kiến sau năm 2020, con số này sẽ là 43 nhà máy với tổng công suất 39.020 MW với lượng tro xỉ thải ra hơn 30 triệu tấn/năm. 
Trên thực tế hiện nay, lượng xỉ đáy lò được tái sử dụng khá triệt để trong sản xuất vật liệu xây dựng trong khi lượng tro bay chỉ được sử dụng làm phụ gia cho xi măng, bê tông đầm lăn, gạch không nung nhưng khối lượng không lớn, khoảng 0,5-1 triệu tấn/năm. 
Nguyên nhân của việc tro bay chưa được tái sử dụng rộng rãi do đặc tính kỹ thuật không phù hợp, độ ẩm và lượng than chưa cháy hết còn cao, chi phí vận chuyển dẫn tới giá thành lớn. Bộ Xây dựng cho biết, nếu được xử lý đạt yêu cầu chất lượng thì tiềm năng sử dụng tro xỉ cho sản xuất xi măng, bê tông và vật liệu xây là khá lớn. 
Theo tính toán, các nhà máy xi măng có thể tiêu thụ khoảng 2-3 triệu tấn tro bay/năm, các công trình bê tông đầm lăn có thể sử dụng 1 triệu tấn tro bay/năm. Vật liệu không nung cũng có thể sử dụng 1 triệu tấn và cùng các nhu cầu khác, sẽ đảm bảo tiêu thụ 6-8 triệu tấn trong số 11 triệu tấn tro bay mỗi năm hiện nay.
Tại cuộc làm việc, sau khi rà soát, đánh giá tình hình cũng như việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu đôn đốc quyết liệt hơn nữa các giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ nhằm đảm bảo vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giải quyết bài toán tài nguyên, đảm bảo môi trường. 
Các nhà máy khác đang trong quá trình đầu tư, xây dựng sẽ chỉ được triển khai khi có phương án rõ ràng về xử lý tro xỉ, hoặc có hợp đồng với các đơn vị có nhu cầu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời, tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, nhà máy nhiệt điện từng khu vực để xem xét, tính toán các điều kiện, phương án cụ thể và mức độ tiêu thụ lượng tro xỉ, các phương pháp xử lý môi trường. Trong đó tập trung vào các dự án nhiệt điện cấp thiết về vấn đề này như Vĩnh Tân, An Khánh, Sông Hậu, Vũng Áng,…
Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu xử lý, phổ biến các mô hình, cách làm hay mà một số nhà máy nhiệt điện đã thực hiện hiện nay.
Về các giải pháp, Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng đối với tro, xỉ, làm rõ các chỉ tiêu chất lượng cụ thể ứng với từng lĩnh vực sử dụng để đẩy mạnh việc tái sử dụng tro, xỉ trong sản xuất xi măng, VLXD, bê tông hiện nay. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để mở rộng các phương án sử dụng, tiêu thụ sản phẩm tro xỉ, đơn cử như kết hợp làm nền đường thay cho cát, làm vật liệu san lấp ở các công trình phù hợp, làm đường giao thông nông thôn,…

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.