Có thể khởi tố người từ chối giúp đỡ em bé bị xe Camry đâm

Luật sư Giáp Văn Điệp -Công ty Luật TNHH FANCI
Luật sư Giáp Văn Điệp -Công ty Luật TNHH FANCI
(PLO) -  Theo phân tích của Luật sư Giáp Văn Điệp. Công ty Luật TNHH FANCI, (Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang), những người đã từ chối đưa em bé bị xe camry đâm trên phố Ái Mộ rất có thể phải đối diện với một bản án khác bên cạnh bản án của lương tâm.

- Sau khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra ở phố Ái Mộ (Long Biên – Hà Nội), dư luận rất phẫn uất, xót xa khi nghe tâm sự của một cô giáo. Cô giáo  kể rằng cô đã chứng kiến cháu bé nạn nhân sau 20p mới được đi cấp cứu. Trực tiếp cô giáo đã đứng ra chặn xe nhưng nhiều người đã từ chối giúp đỡ. Luật sư có thể cho biết, việc thấy người khác nguy kịch mà  không cứu giúp có bị xử lý không? Nếu có thì theo mức độ như thế nào?

LS Giáp Văn Điệp: Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì phải có trách nhiệm cứu giúp, nếu không cứu giúp thì tùy theo tính chất mức độ thiệt hại xảy ra có thể bị xử phạt hành chính, nếu hậu quả chết người có thể bị khởi tố theo Điều 102 BLHS

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP (quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt) quy định như sau:

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng  

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Người không cứu giúp  là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy trong trường hợp cá nhân, tổ chức thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải có trách nhiệm cứu giúp,  thì tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính theo Luật giao thông đường bộ, nếu hậu quả chết người có thể cấu thành tội tho quy định của BLHS.

 - Trong vụ việc này, cô giáo đã nhờ cả lực lượng an ninh. Nhưng họ cho rằng phải có nhiệm vụ “bảo vệ hiện trường” mà không đưa cháu bé đi cấp cứu. Theo Luật, nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên, thưa luật sư?

LS Giáp Văn Điệp: Trong trường hợp này thì việc đưa người đi cấp cứu phải là nhiệm vụ ưa tiên  hàng đầu, việc bảo vệ hiện trường có nhiều cách.

- Với vụ việc cụ thể này, muốn truy trách nhiệm cho những người đã từ chối đưa cháu bé đi cấp cứu, theo luật sư, cần phải làm gì? Việc đó có khó khăn? 

LS Giáp Văn Điệp: Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên để xử phạt hành chính và buộc tội cá nhân và tổ chức không hề đơn giản, cụ thể trong trường hợp bị xử phạt hành chính thì phải chứng minh được hành vi của người đã yêu cầu người nào đó có điều kiện mà không cứu giúp.

Trường hợp để khởi tố được thì phải chứng minh được hành vi của người tuy có điều kiện mà không cứu giúp thì cũng không hề đơn giản. Việc thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cá nhân tổ chức nào đó có điều kiện là tương đối khó. 

Tuy nhiên hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta thu thập đầy đủ như ghi âm, ghi hình và những người làm chứng khác, nếu các tài liện này phù hợp với nhau chúng ta có thể khởi tố hành vi của người nào đó, như vậy mới có tác dụng tuyên truyền và phòng ngừa của pháp luật.

-  Cũng liên quan đến vụ tai nạn trên phố Ái Mộ, sau khi xem clip ghi lại hình ảnh, nhiều quan điểm cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do chiếc xe màu đen đỗ lấn chiếm lòng đường. Vậy theo quy định của pháp luật, chủ xe màu đen này có phải chịu trách nhiệm, thưa luật sư?

- LS Giáp Văn Điệp: Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nếu xác định chính xác chiếc xe mầu đen đỗ lấn chiếm lòng đường mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xử phạt hành chính, trong trường hợp đỗ xe sai quy định dẫn đến hậu quả chết người thì có thể khởi tố người đó về tội “cản trở giao thông đường bộ theo điều 203 BLHS”.

- Để khởi tố những người đã từ chối đưa cháu bé đi cấp cứu, hay với chủ nhân chiếc ô tô đỗ sai quy định, bên cạnh các việc có cần phải có ý kiến đề nghị của gia đình người bị hại?

- LS Giáp Văn Điệp: Nếu thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan tố tụng sẽ đề nghị khởi tố, kể cả khi  gia đình bị hại không yêu cầu.

- Xin cám ơn luật sư!

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Tạm giữ 2 nghi can trong vụ đâm tử vong cô gái tại Hà Nội

HIện trường vụ việc
(PLVN) - Công an Hà Nội đã tạm giữ 2 trong số 9 "quái xế" liên quan đến vụ tông chết cô gái 27 tuổi đang dừng đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu tối 2/11. Các đối tượng này khai nhận đã trực tiếp gây ra cái chết thương tâm cho nạn nhân.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Đề nghị truy tố cựu Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng và 9 bị can khác

Ông Mai Tiến Dũng.
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án xảy ra tại Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Khởi tố cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo 5 tỷ đồng để chơi bài Poker

Đối tượng Hoàng Tuấn Dương tại cơ quan Công an (Ảnh: Cổng TTĐT Công an Quảng Ninh).
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Hoàng Tuấn Dương (SN 1997, trú tại khu 5, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long), nguyên là nhân viên một ngân hàng có chi nhánh ở Quảng Ninh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Khởi tố chủ hụi lừa đảo ở Bạc Liêu

Khởi tố chủ hụi lừa đảo ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu mới thi hành Quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phan Thị Nhiệm (sinh năm - SN 1985, ngụ ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân) để điều tra, xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mức án đối với cựu Bí thư Bắc Ninh và 12 bị cáo

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Chiều 1/11, HĐXX TAND tỉnh Bắc Ninh ra phán quyết với 13 bị cáo trong vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và các đơn vị liên quan.