Có thể đưa vào hương ước biện pháp phạt tiền?

Có thể đưa vào hương ước biện pháp phạt tiền?
(PLO) - Sau 17 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư đã đạt nhiều kết quả. 

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trong những năm vừa qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Với nhiều quy định cụ thể, rõ ràng, văn bản được ban hành sẽ tạo thuận lợi cho việc phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống.

Hiện nay, cả nước có 109.698/125.083 thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, khu dân cư đã xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (chiếm tỷ lệ 87,7%). Qua tổng kết cho thấy, hương ước, quy ước của thôn, làng trong thời gian qua đã đem lại những kết quả thiết thực đối với công tác quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; giữ gìn, phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư ở cơ sở; bài trừ các hủ tục lạc hậu; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở.

Tuy nhiên, một trong những vướng mắc, bất cập trong thực hiện hương ước, quy ước là các quy định hiện hành công nhận có các hình thức chế tài trong hương ước, quy ước và chủ yếu là các biện pháp mang tính giáo dục, thuyết phục. Đồng thời, quy định nguyên tắc không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng hương ước, quy ước. Tuy nhiên, những quy định này còn chung chung, khó hiểu, đã làm nảy sinh một số bất cập như: Rất khó, thiếu cơ sở để xác định thế nào là “biện pháp xử phạt nặng nề”; có được hiểu theo hướng trong hương ước, quy ước được quy định phạt tiền, phạt vật chất hay được xử phạt cả đối với hành vi mà pháp luật đã có quy định biện pháp xử lý…

Trên thực tế, có nhiều bản hương ước, quy ước đã quy định biện pháp phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định, thậm chí còn quy định mức phạt cao hơn so với quy định pháp luật đối với một hành vi tương ứng. 

Do đó, dự kiến dự thảo Quyết định nêu trên sẽ tiếp tục công nhận hương ước, quy ước có thể quy định các biện pháp chế tài nhằm giáo dục, thuyết phục, vận động và bảo đảm tôn trọng, thực hiện hương ước, quy ước. Tuy nhiên, hương ước, quy ước không được quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm đã được pháp luật quy định. Có thể cho phép đưa vào hương ước, quy ước các biện pháp xử lý, phạt tiền, phạt vật chất đối với hành vi vi phạm mà chưa có quy định pháp luật nhưng không được vượt quá mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. 

Riêng về thẩm quyền phê duyệt hương ước, quy ước, theo quy định của Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 thì UBND cấp huyện “công nhận” hương ước, quy ước, trong khi đó các văn bản pháp luật khác lại quy định là “phê duyệt” hương ước, quy ước. Quy định thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước còn mâu thuẫn, chưa thống nhất nên gây một số khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng, phê duyệt hương ước, quy ước, nhất là đối với địa bàn có nhiều tổ dân phố.

Tổng kết thực tiễn, một số địa phương kiến nghị giao ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt hương ước, quy ước vì cấp xã nắm rõ điều kiện thực tế, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của thôn, tổ dân phố trên địa bàn; mặt khác còn để nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của cấp xã trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; rút ngắn thời gian, đơn giản hóa việc soạn thảo và bảo đảm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước kịp thời hơn.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định thống nhất thẩm quyền phê duyệt hương ước, quy ước theo hướng kế thừa quy định thẩm quyền phê duyệt hương ước, quy ước thuộc về UBND cấp huyện. Quy định này bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và gắn với trách nhiệm thẩm định của Phòng Tư pháp về tính hợp pháp, thống nhất của hương ước, quy ước; qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

Đồng thời, với việc xác định nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước tôn trọng sự tự nguyện và thỏa thuận của cộng đồng dân cư sẽ hạn chế việc xây dựng hương ước, quy ước hàng loạt, chỉ cộng đồng dân cư nào có nhu cầu mới xây dựng hương ước, quy ước sẽ khắc phục tình trạng quá tải cho ủy ban nhân dân cấp huyện trong phê duyệt hương ước, quy ước.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.