Có thể bảo vệ môi trường trong dự án Bôxit ở Việt Nam?

 PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên trong bài viết riêng cho PLVN Online khẳng định rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện tại cùng với kinh nghiệm về xử lý môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới, hoàn toàn có thể giải quyết bài toán bảo vệ môi trường trong dự án khai thác bôxit tại Việt Nam

 Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Xuân Nguyên trong bài viết riêng cho PLVN Online khẳng định rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện tại cùng với kinh nghiệm về xử lý môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới, hoàn toàn có thể giải quyết bài toán bảo vệ môi trường trong dự án khai thác bôxit tại Việt Nam.

a
Dự án Nhân Cơ sẽ đi vào hoạt động năm 2012 :  ảnh MH

 Hiện tượng “bùn đỏ Hung ga ri” và “nỗi lo Việt Nam”

Hiện tại có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề xử lý bùn đỏ trong dự án khai thác Bôxit tại Việt Nam . Hiện tượng xảy ra tại Hung ga ri trong giai đoạn hiện tại đang là vấn đề lo ngại mà nhiều đại biểu quốc hội Việt Nam đang đưa ra để thảo luận trong kỳ họp quốc hội lần này.

Thực chất vấn đề xử lỳ bùn đỏ đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đã thực hiện thành công tại nhiều nơi, sự việc xảy ra tại Hung Ga ri trong giai đoạn hiện tại cũng hoàn toàn có thể đưa để làm bài học rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này tại Việt Nam.

Theo quy hoạch phát triển công nghệ khai thác và chế biến Bôxit từ nay đến 2025, Việt Nam sẽ có 8 dự án khai thác Bôxit và sản xuất Alumin (là nguyên liệu để sản xuất nhôm) với tổng công suất 13-18 triệu tấn Alumin/ năm. Quặng Bôxit bán thô chỉ có giá FOB khoản 20-22USD/tấn, giá CIF tại Mỹ 30-32USD/tấn, trong khi đó Alumin có giá tại Mỹ khoảng 200-210USD/tấn.

Do đó các dự án khai thác Bôxit đều có gắn thêm các hạng mục chế biến Bôxit để sản xuất Alumin nhằm tăng giá trị của quặng và giải quyết công ăn việc làm cũng như tăng hiệu quả kinh tế của Dự án.

Các dự án đều do Việt Nam tự đầu tư, đầu tiên trong chương trình Bôxit là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (hay Đăk Nông 1) đều có công suất 650.000 tấn Alnumin/năm. Tổng số vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 650-670 triệu USD, có lợi nhuận trên 600 tỷ/năm, dự kiến thu hồi vốn sau 13-14 năm, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1.600 lao động trực tiếp trong mỗi dự án….

Dự án Tân Rai sẽ đi vào hoạt động năm 2011, dự án Nhân Cơ sẽ đi vào hoạt động năm 2012.

Rõ ràng đây là những dự án có hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp luyện kim màu của Việt Nam và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng Tây Nguyên.

Để tạo được sự ổn định và bền vững của các dự án và toàn bộ chương trình của Chính phủ đã đề ra, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về môi trường và cần đưa ra các giải pháp giải quyết đồng bộ những vấn đề trên.

Bài toán môi trường hoàn toàn có thể giải quyết được?

a
Khai thác bôxit ở Đắc Nông- ảnh MH

Trước hết cần chú ý vấn đề sạt lở đất do khai thác mỏ (chủ yếu quặng Bôxit được khai thác lộ thiên), vấn đề ô nhiễm nước ngầm (do hoạt động đào xới đất, chưa nói các ô nhiễm khác), mất rừng và thảm thực vật, cũng như vấn đề bảo vệ và bồi phụ nguồn nước ngầm (do mất thảm thực vật giữ ẩm, nước) v.v.

Các dự án cũng đã bắt đầu đầu tư cho công tác phục hồi đất, trồng lại rừng, phục hồi vật nuôi. Song 13 tỷ mỗi năm hiện nay đang đầu tư cho công tác môi trường đối với quy mô nhà máy và công trường khai thác nói trên có thể còn quá khiêm tốn

Để sản xuất ra 1 tấn Alumin, sẽ phải chế biến 2,3-2,5 tấn Bôxit, sử dụng 95-100kg xút (NAOH), 800-1000kwh điện, 95kg dầu nhiên liệu,… Chúng ta phải đối đầu với lượng quặng thải khoảng 1,3-1,5 tấn/ 1 tấn Alumin gọi là bùn đỏ. Con số bùn đỏ sẽ khoảng gần 1 triệu tấn/năm. Bùn này có độ pH rất cao 13-13,2 (do sử dụng xút để chế biến Bôxit) là nguy cơ chính gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

Hiện nay, theo quy định chung, nước nào cũng tiến hành như vậy, bùn đỏ cần được trữ tại các bể chứa bùn, rồi được xử lý theo điều kiện của mỗi nơi. Tại Hungari, bể chứa có dung tích hàng triệu khối khi có sự cố, rất khó kiểm soát. Ở Việt nam chúng ta chia nhỏ mỗi hồ chứa có diện tích khoảng 4-5ha; được lót đáy để chống thấm, được xây kè vững chắc để chống nước lũ tràn vào hồ. Công tác này đòi hỏi được thực hiện nghiêm túc để trách các sự cố môi trường, nhất là tài vùng có dốc cao, nhiều lũ như ở các tỉnh Tây Nguyên

Các biện pháp khác phòng ngừa và xử lý sự cố cũng đã được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được thông qua ở các hội đồng các cấp, đồng thời đang được giám sát chặt chẽ trong từng bước thực hiện.

Song song với những biện pháp nói trên, đáng nói và cần bổ sung và tăng cường thực hiện, là các giải pháp công nghệ  xử lý nhằm tái sử dụng và tái chế bùn đỏ, góp phần thiết thực giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bùn đỏ và nâng cao hơn nữa hiệu quả của Bôxit.

Các nhà khoa học của nhiều nước: Nhật, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Brasil đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ xử lý và tái sử dụng bùn đỏ như một loại nguyên liệu có ích cho công nghiệp và xây dựng:

-          Bùn đỏ được sử dụng như các phụ gia để sản xuất gốm, sứ xây dựng và công nghiệp.

-          Bùn đỏ đã tách nước gọi là Ferro-Alumin được đưa vào như nguyên liệu để sản xuất xi măng.

-          Nước rỉ từ bể chứa bùn đỏ có thể tận thu TiO2 (Di-oxit-Titan) là nguyên liệu quý có giá trị xuất khẩu cao.

-          Bùn đỏ trung hòa (đến pH=7-8,5) phối hợp với tro bay (fly ash) được sử dụng rộng rãi như chất keo tụ và hấp phụ để xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện và công nghiệp. Đặc biệt, bùn đỏ có khả năng hấp phụ các kim loại nặng: chì (Pb), Niken (Ni), Kẽm (Zn), Cadmi (Cd), Arsen (As), đồng (Cu), Crôm (Cr) và thủy ngân (Hg). Bùn đỏ hấp phụ được Amoni (NH4+),có mặt trong nước thải đô thị, nước thải rỉ từ các bãi rác, nước thải chế biến hải sản, nước thải luyện cốc và cán thép…

-          Trung hòa bùn đỏ (tức là hạ pH của bùn, đang từ 13-13,2 xuống dưới pH=9 bằng nước biển kết hợp với các phương pháp cấy vi sinh, vi nấm cũng là giải pháp “nhất cử lưỡng thiện” vừa để xử lý bùn vừa để lấp biển, làm kè, chống sói lở bờ biển. Đây cũng là các giải pháp nhiều nước đang áp dụng.

Trong thời gian vừa qua, một nhóm các nhà khoa học của Việt Nam và các chuyên gia của mốt số tập đoàn hàng đầu về xử lý môi trường của Nhật bản và Nga như tập đoàn Kubota, EPC Nhật Bản, viện hàn lâm kiểm tra hệ thống của Nga (trong đó có các viện nghiên cứu về hóa và môi trường) đã nghiên cứu về vấn đề này và có dự kiến sẽ làm việc với tập đoàn Viancomin của Việt Nam để cùng phối hợp triển khai việc xử lý bùn đỏ này.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện tại cùng với kinh nghiệm về xử lý môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta tin tưởng rằng dự án khai thác bôxit tại Việt Nam là khả thi và sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc xử lý ô nhiễm môi trường do bùn đỏ có thể gây ra, nâng cao hiệu quả đồng bộ về kinh tế và môi trường của chương trình Bôxit góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.

 Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Xuân Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.