Cơ sở sơ chế giun đất gây ô nhiễm môi trường tại huyện Si Ma Cai

Cơ sở sơ chế giun đất gây ô nhiễm môi trường tại huyện Si Ma Cai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một số xưởng sơ chế giun đất tại huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xả thải thẳng ra ao, suối gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc khai thác giun đất bằng kích điện đang diễn ra phức tạp trên địa bàn...

Huyện Si Ma Cai hiện có 7 cơ sở thu mua và sơ chế giun đất. Theo phản ánh của người dân, thời gian qua, một số cơ sở đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm ao, suối, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân xung quanh.

Một số cơ sở thu mua, sơ chế giun đất đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Một số cơ sở thu mua, sơ chế giun đất đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Công an huyện Si Ma Cai đã tiến hành kiểm tra các xưởng sấy giun đất, phát hiện 2 cơ sở có hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường. Trong đó, 1 cơ sở có đường nước thải được ngụy trang dưới nhiều lớp cây khô, chảy thẳng ra dòng suối gần đó.

Công an tiến hành lập biên bản đối với 2 cơ sở trên, tạm giữ một số máy mổ giun. Đơn vị chức năng địa phương đồng thời phối hợp với Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai lấy mẫu nước thải để phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến môi trường.

Công an tiến hành lập biên bản và thu giữ máy mổ giun

Công an tiến hành lập biên bản và thu giữ máy mổ giun

Theo tìm hiểu của phóng viên, các cơ sở trên thu mua giun đất từ người dân của huyện và từ các huyện lân cận như Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa..., với giá khá cao.

Đơn cử, một cơ sở tại xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, thu mua từ 400 đến 500kg giun đất mỗi ngày. Giun tươi sẽ được thu mua với giá 50.000 đồng/kg, khi thành phẩm giun đất sấy khô sẽ bán được 700.000 đồng/kg.

Thu nhập từ việc bán giun cho các cơ sở thu mua cao so với việc lao động phổ thông khác nên nhiều người dân ở huyện Si Ma Cai đua nhau đầu tư máy kích về để đánh bắt giun đất.

Thu nhập từ việc bán giun cho các cơ sở thu mua cao so với việc lao động phổ thông khác nên nhiều người dân ở huyện Si Ma Cai đua nhau đầu tư máy kích về để đánh bắt giun đất.

Thu nhập từ việc bán giun đất cho các cơ sở thu mua cao so với việc lao động phổ thông khác nên nhiều người dân ở huyện Si Ma Cai và khu vực lân cận đua nhau đầu tư máy kích về để đánh bắt giun. Để mua các bộ kích bằng điện trên thị trường cũng không khó khăn. Bởi trên các trang mạng xã hội, tình trạng giao bán, mua những thiết bị này khá phổ biến và rất dễ dàng. Giá thành dao động từ 5 đến 6 triệu đồng, nên các hộ gia đình có nhu cầu đều có thể dễ dàng đặt mua để sử dụng.

Giun đất (còn được gọi là địa long) được cho là có một số tác dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, việc dùng kích điện để bắt giun gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường đất và gây ra những hệ lụy khôn lường khác. Thượng tá Giàng A Sành – Phó trưởng Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cho biết, trước tình hình người dân đi kích giun một cách ồ ạt, Công an huyện Si Ma Cai đã phối hợp với phòng nông nghiệp huyện tổ chức xuống các thôn bản tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về những tác hại của việc kích giun đất gây ra.

UBND huyện Si Ma Cai cũng yêu cầu các xã tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng dùng kích điện để bắt giun. Lực lượng chức năng khuyến khích người dân tích cực phát giác, thông báo cho cơ quan Công an khi phát hiện hoạt động kích giun để có biện pháp xử lý vi phạm.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.