Cổ phiếu hàng không sắp “cất cánh?

ACV lên sàn vào ngày 21/11 tới đây. Ảnh: TL
ACV lên sàn vào ngày 21/11 tới đây. Ảnh: TL
(PLO) - Ngày 21/11 tới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ lên sàn với giá tham chiếu phiên chào sàn là 25.000 đồng/cổ phiếu, nâng số lượng cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực hàng không giao dịch trên thị trường tập trung lên con số 8.

Trước thông tin ACV sẽ niêm yết trên sàn UPCoM vào ngày 21/11 tới đây với giá tham chiếu phiên chào sàn là 25.000 đồng/cổ phiếu, CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, giá trị hợp lý của cổ phiếu ACV cao hơn giá tham chiếu phiên chào sàn là 40%, động lực tăng giá chính là tiềm năng tăng trưởng ngành hàng không.

HSC cũng cho biết, ngành hàng không Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng và HSC ước tính lượng hành khách và hàng hoá sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) lần lượt là 13,9% và 10% trong 5 năm tới.

“ACV là doanh nghiệp độc quyền khai thác sân bay tại Việt Nam. Xu hướng tăng trưởng trung hạn tuỳ thuộc vào sự chú trọng đối với mảng hàng không quốc tế với tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Rủi ro tỷ giá có vẻ không ảnh hưởng tới dòng tiền của công ty”, báo cáo của HSC cho biết.

Cũng tại báo cáo, HSC dự báo, lợi nhuận của ACV sẽ tăng trong ngắn hạn nhờ bán cổ phần CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN) và CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SAS).

Cụ thể, ACV đã nhận được sự chấp thuận từ Bộ Giao thông vận tải về việc giảm tỷ lệ sở hữu của ACV tại SAS xuống 48% thay vì 51% như hiện nay như vậy ACV sẽ bán khoảng 3,945 triệu cổ phiếu SAS, dự kiến thu về khoảng 82,8 tỷ đồng. Trong khi việc bán cổ phần SGN có thể thu về 136 tỷ đồng lãi vào doanh thu hoạt động tài chính từ thoái vốn khỏi SGN trong quý IV/2016.

Báo cáo quý II/2016 của ACV ghi nhận khoản lỗ 124 tỷ đồng, nguyên nhân do tỷ giá đồng Yên tăng mạnh so với hồi đầu năm. Trong năm 2016, ACV đặt kế hoạch phục vụ 73,4 triệu lượt khách, doanh thu 12.095 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.056 tỷ đồng.

Như vậy, với việc ACV chính thức lên sàn UPCoM từ 21/11 tới đây, cổ phiếu hàng không giao dịch trên thị trường tập trung sẽ được nâng lên con số 8. Hiện trên 3 sàn đã có 7 doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hàng không đang giao dịch bao gồm CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài – NoiBai Cargo (NCT), CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng – Masco (MAS), CTCP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất – Sasco (SAS), CTCP Xuất nhập khẩu hàng không –  Arimex (ARM), CTCP In hàng không – Aviprint (IHK), CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài – NoiBai Catering Services (NCS) và CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN).

Cổ phiếu hàng không trong phiên ngày 18/11
Cổ phiếu hàng không trong phiên ngày 18/11

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm mới được công bố của các công ty nêu trên cho thấy những tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp. Cụ thể, SGN lãi ròng 136 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ 2015 do Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh mới đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp khác như SAS lãi 140 tỷ đồng, tăng 11%; MAS lãi 35,4 tỷ đồng, tăng 32%; ARM lãi 5,54 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm như NCT, trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 19% xuống còn 205 tỷ đồng.

Ghi nhận phiên giao dịch ngày 18/11, các cổ phiếu hàng không như SGN, NCT, SAS, NCS đã tăng khá mạnh nhất là trong 2 phiên gần đây khi thông tin ACV chính thức lên sàn được phát đi.

Như vậy, việc các cổ phiếu hàng không “cất cánh” ngoài yếu tố kết quả kinh doanh khả quan còn có thể đến từ kỳ vọng của giới đầu tư khi các “ông lớn” như ACV, Vietnam Airlines hay VietJet Air sẽ lên sàn.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.