Có những chuyện không nên “nhanh như điện”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Câu chuyện ảnh hưởng tới 99,9% dân số, là ngành điện “hăm he” đòi tăng giá điện, một lần nữa lại được đề cập mới đây tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức.

Trước đó, năm 2022, EVN cho rằng ước lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng và đã đề xuất tăng giá bán lẻ điện. Tất nhiên, đây là con số mà còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết đang rà soát và sẽ có lộ trình tăng hợp lý.

Hiện giá điện bán lẻ bình quân của Việt Nam là 1.864,44 đồng/1kWh (tương đương 0,08 USD/kWh), duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Theo một số liệu mang tính tham khảo, mức này hiện thấp hơn 50% so với Philippines - nước có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh); thấp hơn Indonesia (2.310 đồng một kWh), Thái Lan (3.273 đồng một kWh)... và hầu hết các nước phát triển khác. Ngược lại, giá điện bình quân của Việt Nam lại cao hơn Lào (quốc gia có tới 70% thuỷ điện giá rẻ), một số quốc gia như Nga, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ...

Tại hội nghị mới đây có sự tham gia của Thủ tướng, lãnh đạo Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt khung giá điện bán lẻ bình quân làm căn cứ cho việc điều hành giá và huy động các nguồn điện, kể cả việc nhập khẩu điện từ Lào.

Trả lời việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách về giá điện “cần khẩn trương làm nhưng phải phù hợp với nền kinh tế, thu nhập người dân”. “Giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển. Giá quá cao thì người dân, DN và nền kinh tế không chịu được. Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo, điều hành không giật cục, dung hòa được lạm phát và tăng trưởng, tức là vừa phải đẩy mạnh sản xuất nhưng kiểm soát được lạm phát”, Thủ tướng lưu ý.

Ngoài yêu cầu giá điện phù hợp với nền kinh tế và thu nhập người dân, lãnh đạo Chính phủ cũng dành nhiều thời gian phân tích 4 vấn đề còn lại liên quan điện gồm nguồn, truyền tải, phân phối, sử dụng. Trong đó, ông đánh giá nguồn điện phải sử dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, trong đó có tiềm năng điện gió, điện mặt trời. Thủ tướng yêu cầu, tránh tình trạng xây dựng nguồn ồ ạt nhưng không có truyền tải; khâu phân phối điện phải phù hợp với điều kiện đất nước và từng khu vực. Việc sử dụng điện cần hiệu quả, tiết kiệm.

Thủ tướng cũng đề cập tới Quy hoạch điện VIII - dự thảo đang trong quá trình hoàn thiện. Ông nói bản thân rất trăn trở khi gần hai năm quy hoạch này chưa được ban hành. “Tiến độ quy hoạch rất cần nhưng chất lượng cần hơn để có lợi cho đất nước, người dân, nên không thể nóng vội”, Thủ tướng nói.

Từ vài năm nay, câu chuyện truyền tải điện là một vấn đề gây bức xúc với nhà đầu tư. Nhiều DN đã xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời, rồi để hoang hóa bỏ không, vì không có đường truyền, không thể bán điện cho ngành điện.

Câu chuyện tiết kiệm điện cũng là một vấn đề đặt ra với từng người, từng gia đình. Tôi có một người bạn ở trong một căn nhà bình thường một huyện ngoại thành TP HCM, có chừng 5-6 người sinh sống, nghe qua thì các thiết bị điện cũng giống như mọi nhà khác, nhưng luôn kêu ca rằng hàng tháng trả tới 5 triệu đồng tiền điện. Đó là một điều bất thường, vô lý. Nếu bình quân mỗi người sử dụng 1 triệu tiền điện/1 tháng thì hoặc thiết bị điện nhà này sắp nổ vì quá tải do mọi người xài điện hoang phí, hoặc chủ nhà này “nổ”.

Những phân tích trong hội nghị nêu trên của Thủ tướng, cho thấy người lãnh đạo Chính phủ có một sự sâu sát cặn kẽ với thực tế, với người dân, DN. Có những chuyện không nên “nhanh như điện” là như thế, mà trước hết cần rà soát tổng thể đến vi mô, chỉ ra nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục, chứ đừng vội vàng kiến nghị thiếu thuyết phục.

Đọc thêm

Hoang tàn nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất Việt Nam

Phía ngoài nhà chiếu hình vũ trụ có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian dài không được sử dụng.
(PLVN) -  Là tòa nhà chiếu hình vũ trụ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, từng đón rất nhiều đoàn, học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập; nhưng sau nhiều năm không được sử dụng; đến nay công trình đang xuống cấp, hoang tàn.

Sự việc lấn chiếm đất tại Thừa Thiên - Huế: Tỉnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, buộc người vi phạm chấp hành quyết định

Văn bản phản hồi Báo PLVN của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(PLVN) -  Liên quan việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” buộc ông Phạm Đình Toại khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm cho bà Trần Tố Dung, nhưng qua nhiều năm sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để; mới đây UBND tỉnh có văn bản cho biết đang xây dựng phương án cưỡng chế.

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất
(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, nhân văn

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí
(PLVN) - Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí vừa gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan 4 nhóm vấn đề chất vấn ngày 20/3 tới đây tại Phiên họp thứ 21 UBTVQH, có một vấn đề đáng lưu ý, là Viện trưởng VKSNDTC cho rằng án kinh tế cần phân hóa, giảm nhẹ, tạo điều kiện để chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nếu xác định không có vụ lợi.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.

Quyết sách nào với nhà chung cư?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dự kiến, tại Phiên họp thứ 21, ngày 17/3 tới đây, UBTVQH xem xét, thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có một nội dung quan trọng, là có nên quy định thời hạn sở hữu với nhà chung cư hay không?

20 hộ dân “mắc kẹt” ở Dự án xử lý nước thải Đà Nẵng

Dự án diện tích 100.000m2 trải dài tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
(PLVN) -  Vì vướng 20 hộ dân chưa thể giải tỏa đền bù mà Dự án Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu (Đà Nẵng) trễ hẹn suốt 5 năm. Điều này cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu công nghiệp chưa thể giải quyết. Đặc biệt cuộc sống của hơn 20 hộ dân cũng chịu cảnh “đi không được, ở không xong”, ngày nắng hôi hám, chưa mưa đã ngập…

Lo chung, lo riêng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, quan điểm của Chính phủ là “chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.

'Cuộc chiến' giành vỉa hè

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
(PLVN) -  Hà Nội đang vào “cuộc chiến” mới giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Suy cho cùng đó là cuộc chiến của “thượng tôn luật pháp”, cuộc chiến của văn minh đô thị.