Có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria
Bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự xuất hiện liên tiếp các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, sốt xuất huyết, Adenovirus và bệnh đậu mùa khỉ là điều đáng lo ngại. Vậy có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ ở thời điểm này?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ đầu năm 2022 đến nay, WHO đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của dịch đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia thành viên ở tất cả 6 khu vực của tổ chức này. Cụ thể, tính đến ngày 4/10, có tổng cộng 68.900 ca mắc đậu mùa khỉ được xác nhận và 3.203 ca nghi mắc. Theo báo cáo của WHO, thế giới đến nay ghi nhận 26 ca tử vong vì căn bệnh này.

Tại Việt Nam, ngày 3/10 vừa qua, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ qua giám sát dịch tễ, là ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đang phối hợp các đơn vị liên quan siết chặt phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam đã hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân… đã khô mày, tróc vảy và lên da non, các bóng nước ở họng cũng lành, hết đau. Khi tiến hành PCR dịch tiết 1 số vị trí kiểm tra hiện đã âm tính.

Trước đó, TS Trần Văn Giang, Phó viện Trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từng chia sẻ, việc nâng cao cảnh giác và giúp người dân có sự hiểu biết về bệnh đậu mùa khỉ rất quan trọng, tuy nhiên người dân không nên hoang mang. Bởi càng hoang mang thì việc phòng bệnh càng trở nên khó khăn, phức tạp. “Người dân nên bình tĩnh, khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì nên tự cách ly và thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được hướng dẫn và can thiệp kịp thời. Người dân không nên tự tìm hiểu thông tin, tự mua thuốc, tự làm xét nghiệm… lan truyền những thông tin không tích cực ảnh hưởng đến việc phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng”, TS Giang nhấn mạnh.

Đồng thời, TS Giang cũng cho biết, những dấu hiệu của đậu mùa khỉ đặc trưng nhất là: phát ban phỏng nước kèm theo là sốt, đau đầu, sưng hạch ngoại vi. Các trường hợp có yếu tố dịch tễ, kèm theo các dấu hiệu: sốt, đau đầu, sưng hạch ngoại vi, phát ban dạng phỏng nước, nghi ngờ của đậu mùa khỉ đó là những trường hợp phải theo dõi.

Đặc biệt, đa phần những trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ đều ở thể nhẹ và tự khỏi, chỉ cần điều trị hỗ trợ về mặt triệu chứng như: sốt, tăng dinh dưỡng, cân bằng điện giải, vitamin… Những trường hợp mắc bệnh ở thể nặng có viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, hoặc ở những cơ địa suy giảm miễn dịch, cơ địa có thể tiến triển bệnh nặng… tiến hành điều trị thuốc theo đúng hướng dẫn của WHO để giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh nặng, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong, dù tỷ lệ tử vong trong bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tương đối thấp.

Tuy nhiên, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn, liệu có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ để phòng bệnh?. TS Giang cho hay: “Vaccine đậu mùa khỉ hiện chưa được lưu hành phổ biến. Đồng thời muốn sử dụng phải chờ hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”.

Theo bà Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam: “Hiện nay, WHO không khuyến cáo tiêm chủng đại trà cho người dân đối với bệnh đậu mùa khỉ. Thực tế, có một số vaccine phòng đậu mùa khỉ đã đăng ký lại để được phép sử dụng nếu việc tiêm chủng cần được thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra khuyến cáo, việc tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ có thể tiến hành trên một số nhóm đối tượng như: người đã tiếp xúc với người bệnh, có thể tiêm phòng sau phơi nhiễm, người hỗ trợ những người mắc bệnh, có thể tổ chức tiêm chủ động để phòng ngừa lây lan sang họ. Các đối tượng đó là: nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm”.

Liên quan vấn đề xét nghiệm phát hiện đậu mùa khỉ, TS Văn Đình Tráng, Trưởng khoa Vi sinh và Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Bệnh viện đã có sự chuẩn bị trong trường hợp xuất hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Cụ thể, sau khi bác sĩ lâm sàng có chỉ định về việc nghi ngờ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, chúng tôi sẽ lấy bệnh phẩm ở vùng tổn thương là nốt phỏng ngoài da của người bệnh để xét nghiệm khẳng định. Một số loại bệnh phẩm khác cũng được lấy gồm máu, bệnh phẩm đường hô hấp nhằm làm các xét nghiệm khác nhau, từ sinh học phân tử đến những xét nghiệm thông thường”.

Theo vị chuyên gia này, với dịch tổn thương ở vùng da, các bác sĩ sẽ tách chiết vật liệu di truyền ở người bệnh nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Sau đó, mẫu này sẽ được nhân lên để phát hiện đoạn gene đặc hiệu của đậu mùa khỉ, từ đó xác định chính xác ca bệnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Người dân đổ về trung tâm TP HCM chờ xem buổi sơ duyệt cấp nhà nước tối 24/4. Ảnh: Vietnamnet

Cách bảo vệ sức khỏe khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 ngoài trời nắng nóng

(PLVN) - Những ngày qua nhiều người dân háo hức đổ ra đường để theo dõi các hoạt động diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/197  30/4/202). Tuy nhiên, việc đứng lâu dưới trời nắng gắt có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi, trẻ nhỏ.

Đọc thêm

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.