Có nên thành lập cảnh sát du lịch?

Thanh niên xung phong TP HCM hỗ trợ du khách trên đường phố
Thanh niên xung phong TP HCM hỗ trợ du khách trên đường phố
(PLO) - Hai trong 7 nỗi lo khiến cho 70% du khách quốc tế đã đến Việt Nam nhưng sau đó không muốn quay trở lại là vì trộm cắp và cướp giật... Vấn đề an ninh, an toàn cho du khách rõ ràng đang đóng vai trò quan trọng trong việc níu chân khách. Vì thế, cần cân nhắc cho sự ra đời của một lực lượng chuyên trách lĩnh vực này.

Chưa cần thiết tại tất cả các tỉnh

Hiện nay, ngành Du lịch đang còn tồn tại khá nhiều vấn đề bức xúc ảnh hưởng tới hình ảnh và sự phát triển của du lịch. Cụ thể, tại cuộc Hội nghị “Diên Hồng” về du lịch, tổ chức tại Hội An vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề cập, lượng khách quốc tế tới Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN, nhưng 70% khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi lo sợ: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe,  tai nạn giao thông, thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Bảy nỗi sợ trên là một trong những lý do nổi cộm khiến ngành Du lịch có kiến nghị với Chính phủ về việc thành lập cảnh sát du lịch. Thực tế, câu chuyện không còn mới và đã được nhắc đến từ hơn 10 năm trước (năm 2005). Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nghiên cứu thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, nhưng vấn đề này cũng chỉ dừng lại ở việc xem xét. Đến đầu năm 2016, TPHồ Chí Minh một lần nữa kiến nghị xin được thành lập lực lượng cảnh sát du lịch để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách và điều này vẫn chưa được chấp nhận. 

Đến đầu tháng 9/2016, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập cảnh sát du lịch, thí điểm tại TP Đà Nẵng và giao cho Bộ Công an xem xét sớm có quyết định sau khi tại Đà Nẵng xảy ra nhiều vấn đề bức xúc như người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch “chui”, xuyên tạc lịch sử Việt Nam; khách du lịch đốt tiền Việt trong quán bar, hay cư xử thiếu văn hóa với người bán hàng rong,...

Kiến nghị của TP Đà Nẵng được đồng ý, vậy còn những tỉnh, thành khác thì sao? Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, tại Hội nghị Du lịch toàn quốc tại Hội An mới đây, có ý kiến đề cập tới việc này, nhưng  cũng có nhiều ý kiến bác bỏ, và  nếu làm như vậy thì nhiều đơn vị cũng muốn thành lập cảnh sát của các ngành như: Cảnh sát tài chính, cảnh sát thuế, cảnh sát về y tế,… “ Do đó, chưa cần thiết có lực lượng này ở tất cả các tỉnh. Quan trọng nhất là vai trò của quản lý nhà nước và chính quyền. Tăng cường công tác quản lý và có trách nhiệm đối với vấn đề này”, ông Chung nhấn mạnh.

Chị Alaa Mohammad Abdu Ali Aldoh - du khách Ai Cập bị cướp giật ngồi khóc giữa đường phố Sài Gòn gây xôn xao dư luận hồi tháng 3/2016.
Chị Alaa Mohammad Abdu Ali Aldoh - du khách Ai Cập bị cướp giật ngồi khóc giữa đường phố Sài Gòn gây xôn xao dư luận hồi tháng 3/2016.

Thí điểm ở những vùng trọng điểm du lịch 

Trước tình hình trên, nhiều ý kiến cho rằng ngành Du lịch nên thành lập cảnh sát du lịch giống như Đà Nẵng để giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay.

TS.Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch nói, việc xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi ngọn, thì cần biến chủ trương đó thành hiện thực. “Chúng tôi rất mừng khi Chính phủ đã cho phép thí điểm ở Đà Nẵng, đây là chủ trương rất  đúng đắn của Nhà nước dưới sự quan tâm, kỳ vọng của các cấp, các ngành hiện nay. Một thực tế chúng ta đều nhìn thấy, du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng, tính xã hội hóa cao nên luôn xảy ra nhiều vấn đề như: cướp giật, trộm cắp, chặt chém, giao thông, buôn bán,…

Trong khi ngành Du lịch lại không có chức năng và thẩm quyền được giải quyết những vấn đề này. Ngành chỉ có chức năng phối hợp giải quyết vấn đề này, nên nhiều khi “du lịch trở thành nạn nhân. Để cạnh tranh với các nước chính là môi trường, nó còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của quốc gia, điều này phụ thuộc rất nhiều ở các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan đảm bảo an ninh cho du khách.”, TS.Tuấn phân tích.

Đồng quan điểm trên, ông Lưu Đức Kế  - Giám đốc Hanoitourist cho rằng, nước ta nên thành lập cảnh sát du lịch, có thể không quá rầm rộ và tốn kém, nhưng ở các điểm du lịch lớn cần có lực lượng này và nên chuyên môn hóa một lực lượng, dù đó là lực lượng địa phương đi chăng nữa. “Chúng ta muốn thu hút được nhiều du khách thì cần có người bảo vệ họ. Trong khi, những tình trạng xảy ra hiện nay là do ngành đang không có lực lượng chuyên trách, thanh tra du lịch quá ít, không đủ tầm và quyền”.

“Chúng ta cũng phải hiểu một điều để hỗ trợ chứ không phải để trấn an du khách, sai mới cần phạt. Những nước đã thành lập cảnh sát du lịch thì hiệu quả đều rất tốt, nhưng chúng ta cũng nên chú ý tới vấn đề quản lý lực lượng này, có cơ chế giám sát chặt chẽ thì mới phát huy hiệu quả được tốt nhất. Giải quyết tốt những vấn đề này chính là bảo vệ luật pháp của mình”, ông Kế nói.

Vẫn vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Tranviet Travel chia sẻ, việc cho ra đời cảnh sát du lịch có thể thí điểm trước ở những thành phố lớn có nhiều khách du lịch giống như Đà Nẵng. Hiện nay, những vấn đề mà khách du lịch thường gặp phải như: trộm cắp, cướp giật, chèn ép giá, chèo khéo du khách…, đều có các cơ quan chức năng như Thanh tra du lịch, Công an, Quản lý thị trường…, giải quyết, nhưng với cơ chế và quyền hạn của họ hiện tại đang không giải quyết được dứt điểm, hiệu quả những vấn đề này. Trong khi, đảm bảo an ninh trật tự là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay. Chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước như  Campuchia không phát triển du lịch bằng nước ta nhưng họ đã thành lập cảnh sát du lịch từ lâu. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch Campuchia đang cao hơn Việt Nam. 

“Cảnh sát du lịch nên giống như đội phản ứng nhanh và có nhiều quyền  hành hơn, làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên trách như cảnh sát khu vực, an ninh trật tự, thị trường, thuế…, để làm đầu mối hướng dẫn, giải quyết các vấn đề cho du khách. Cảnh sát du lịch ở nhiều nước rất thân thiện, họ sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn tour, đưa bản đồ hướng dẫn cho khách đi…, điều này tạo hình rất ảnh đẹp đối với khách du lịch. Vậy nên, trong tình hình hiện nay, việc thành lập cảnh sát là cần thiết để thúc đẩy ngành Du lịch được phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, ông Đạt nhấn mạnh.

Cảnh sát du lịch giải quyết nhiều vấn đề cho du khách

“Cảnh sát du lịch nên giống như đội phản ứng nhanh và có nhiều quyền  hành hơn, làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên trách như cảnh sát khu vực, an ninh trật tự, thị trường, thuế…, để làm đầu mối hướng dẫn, giải quyết các vấn đề cho du khách. Cảnh sát du lịch ở nhiều nước rất thân thiện, họ sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn tour, đưa bản đồ hướng dẫn cho khách đi…, điều này tạo hình rất ảnh đẹp đối với khách du lịch. Vậy nên, trong tình hình hiện nay, việc thành lập cảnh sát du lịch là cần thiết để thúc đẩy ngành Du lịch được phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Tranviet Travel.

Cần tính toán tránh bộ máy cồng kềnh

“Chúng tôi mong muốn Chính phủ cho phép thành lập cảnh sát du lịch ở những tỉnh làm du lịch trọng điểm. Cái chính là tạo môi trường điểm đến an toàn, thoải mái và tạo sự hài lòng cho du khách. Đối với những tỉnh chỉ mới có tiềm năng, chưa có nhiều vấn đề xảy ra thì không nhất thiết phải thành lập lực lượng đó.  Lực lượng cảnh sát cần được bố trí linh hoạt, việc tăng giảm hay sử dụng hợp lý hơn lực lượng sẵn có cần có sự tính toán để tránh bộ máy cồng kềnh và lãng phí”, TS.Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.