Có nên khai tử các công ty cầm đồ?

0:00 / 0:00
0:00
Với những quy định trong luật và bản chất của việc cho vay cầm cố tài sản, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động của các công ty cầm đồ không có nhiều khác biệt so với định nghĩa về hoạt động ngân hàng.

Sự giống nhau về bản chất

Theo luật Tổ chức tín dụng hiện nay (năm 2010 và sửa đổi năm 2017), hoạt động ngân hàng được định nghĩa là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong đó, cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ như: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính…

Với nghiệp vụ cho vay, có thể thực hiện thông qua các hình thức như cho vay tín chấp, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, cho vay khác…

Các cửa hàng cầm đồ truyền thống vẫn đang thực hiện hoạt động cho vay

Như vậy, xét về mặt bản chất, hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, công ty cầm đồ hiện nay cũng không khác gì hoạt động ngân hàng ở các hoạt động cho vay tín dụng, cầm cố. Chỉ có sự khác biệt phân khúc khách hàng dưới chuẩn, những người không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng do các yêu cầu khắt khe để hạn chế rủi ro.

Trong đó, do có sự phù hợp với nhu cầu của thị trường, mảng cho vay cầm cố đang phát triển mạnh hơn cả với hoạt động của các công ty, cửa hàng cầm đồ. Nhìn vào các hoạt động cho vay cầm cố tài sản ấy, dù không phải là các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, nhưng các công ty, cửa hàng cầm đồ cũng đang tổ chức hoạt động ngân hàng theo như các quy định của luật.

Nghị định 96/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ, cầm đồ là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền, mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Như vậy cũng không khác mấy khi lý giải về hoạt động ngân hàng với việc cho vay cầm cố.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả cho rằng, hoạt động cho vay của ngân hàng thì có tiêu chí chặt chẽ hơn, còn hoạt động cầm đồ thì các quy định lại tương đối dễ chịu, thoải mái nhưng đổi lại đó là người vay phải chịu lãi suất cao.

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả

“Hoạt động này cũng thực hiện chức năng, vai trò của ngân hàng. Đặc biệt là hiện nay với khách hàng khó khăn, không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng lại có nhu cầu rất lớn. Hoạt động cầm đồ mở ra phân khúc này lại đáp ứng được cho phân khúc mà ngân hàng không đáp ứng được, như vay nóng, vay ngắn, vay gấp…”, PGS.TS Ngô Trí Long phân tích.

Ngoài ra, ông Long cũng cho rằng, việc dễ vay với lãi suất cao thì hoạt động này cũng có rủi ro rất lớn ở khả năng thanh toán, mức độ chi trả của người vay cầm đồ. Bởi lẽ, nhiều người còn không tính đến khả năng trả nợ, chỉ vay lấy được và kết quả là phải chịu mất tài sản.

Những nút thắt về pháp lý

Như đã nói trên, cho vay cầm đồ thực chất là cho vay tiền có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, là một hình thức cấp tín dụng có bản chất giống với hoạt động ngân hàng. Theo Luật Tổ chức tín dụng, đây là một hành vi chưa được cho phép, nhưng các luật chung về kinh doanh và các luật khác liên quan lại không cấm hoạt động cầm đồ.

Cụ thể, theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều nêu rõ, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Luật Đầu tư năm 2005 không cấm hoạt động kinh doanh cầm đồ và không quy định hoạt động cầm đồ là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Nhưng Luật Đầu tư 2014 hiện hành quy định hoạt động cầm đồ là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhưng không quy định rõ điều kiện gì.

Đến khi Nghị định 96/2016/NĐ-CP được ban hành, hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cầm đồ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Vì vậy, hoạt động kinh doanh cầm đồ cũng đã có các quy định, điều kiện đảm bảo hợp động theo pháp luật.

Lực lượng chức năng đã kiểm tra hành chính tại nhiều cơ sở cầm đồ để đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự

Như vậy, hoạt động cầm đồ vẫn chỉ còn có nút thắt liên quan đến luật Tổ chức tín dụng và nút thắt này cũng liên tục được nhắc tới trong các buổi hội thảo liên quan đến tài chính tiêu dùng. Nhiều ý kiến cho rằng, để khắc phục chỉ bằng một trong hai kịch bản, hoặc lựa chọn kịch bản khai tử dịch vụ cầm đồ hoặc lựa chọn sửa đổi điểm 2, điều 8 của Luật Tổ chức tín dụng cho phù hợp.

Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường, hoạt động cung cấp khoản vay thông qua cầm cố tài sản đang đáp ứng được một nhu cầu rất lớn của phân khúc dưới chuẩn. Hơn nữa, với sự phát triển của các công ty cầm đồ kiểu mới với vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động cho vay cầm đồ cũng đang hướng tới sự minh bạch, công khai trong kinh doanh.

Nêu quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Trinh Đức – Công ty IPIC cũng cho rằng điểm khác biệt nhất giữa các công ty cầm đồ kiểu mới so với các cửa hàng cầm đồ truyền thống là sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng.

Các công ty cầm đồ kiểu mới hướng tới việc phát triển theo mô hình hệ thống chuỗi và luôn mong muốn được hoạt động công khai để tăng độ nhận diện thương hiệu, do đó, sẽ rất khó có trường hợp một cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được khai trương mà cơ quan nhà nước quản lý không nắm được thông tin.

Luật sư Nguyễn Trinh Đức - Công ty luật IPIC

Bên cạnh đó, các công ty này cũng rất công khai, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật trong các vấn đề liên quan đến biểu lãi phí, hợp đồng, hồ sơ với khách hàng. Đặc biệt, sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ sẽ phải lập và quản lý một cách rõ ràng, từ đó giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng trốn thuế làm thất thu ngân sách Nhà nước.

“Trong khi đó, một số đối tượng có thể lợi dụng hình thức cửa hàng cầm đồ truyền thống để hoạt động chui lủi ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, núp bóng “tín dụng đen”, nhập nhằng trong vấn đề lãi, phí. Ngoài ra, việc kê khai về các giao dịch cho vay cầm cố phát sinh tại một số cửa hàng truyền thống đôi khi không được thực hiện một cách trung thực, cố tình khai báo gian dối nhằm mục đích trốn thuế”, luật sư Đức cho biết.

Bên cạnh đó, ông Đức cũng cho rằng, với các công ty cầm đồ kiểu mới, nhân viên được đào tạo bài bản hơn. Các công ty này cũng có hệ thống chăm sóc khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc và giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng một cách kịp thời, giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng và thực sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại các công ty này.

Đọc thêm

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.