Cô giáo tật nguyền 40 năm dìu dắt trẻ em nghèo

Lớp học miễn phí của cô giáo làng Trương Thị Phúc
Lớp học miễn phí của cô giáo làng Trương Thị Phúc
(PLO) -Không có được đôi chân lành lặn nhưng cô giáo làng Trương Thị Phúc (63 tuổi, ngụ thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ mang đến con chữ mà còn trở thành điểm tựa cho nhiều trẻ em ở làng quê nghèo suốt hơn 40 năm qua… 

Hơn nửa đời người dạy học miễn phí

Khi chúng tôi tìm đường đến nhà cô Phúc, vừa hỏi đến tên, người dân làng biển Xuân Tự 2 vui vẻ, nhiệt tình chỉ dẫn đến tận nơi. Buổi sáng, không gian tĩnh lặng trở nên vui tươi hơn bởi tiếng trẻ đọc bài phát ra từ lớp học tại nhà cô Phúc. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, nép mình bên bờ biển, cô dành phần lớn không gian để dạy học cho gần 20 học sinh trong làng, từ mẫu giáo đến lớp 5. 

Nói về hoàn cảnh của mình, cô Phúc kể, khi mới được 2 tuổi, cô bị cơn sốt kéo dài dẫn đến bại liệt chân phải, dù được cha mẹ đưa đi chữa bệnh khắp nơi nhưng bệnh tình không đỡ. Vì thế, cuộc sống thời niên thiếu của cô gặp muôn vàn khó khăn. 

“Thú thật, kể từ khi biết nhận thức, tôi thấy rất mặc cảm về bản thân. Đi học, đi chơi đều không đủ tự tin để đối diện với mọi người. Lúc đó, tôi chỉ ước có đôi chân lành lặn để được nô đùa cùng bạn bè. Để vượt qua những ánh mắt thương hại, vượt lên nỗi buồn, tôi luôn tự nhủ chỉ có con đường duy nhất là học và học”, cô Phúc tâm sự. 

Thế nhưng, vì điều kiện gia đình quá khó khăn, cô Phúc chỉ được học hết lớp 12 rồi phải dừng lại do cha mẹ qua đời, ước mơ vào đại học đành bỏ dỡ. Không gục ngã trước hoàn cảnh, tuy đơn thân nhưng cô Phúc vẫn quyết tâm vươn lên để sống bằng nghề vá lưới thuê. Đồng thời, vào mỗi buổi tối, cô mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em trong làng. 

Cứ thế, cô Phúc lặng lẽ dạy học từ ngày đó cho đến nay đã hơn 40 năm. Ở lớp học, cô luôn tận tình hướng dẫn cách viết từng con chữ cho các em. “Nhiều học sinh của tôi tiến bộ hơn hẳn, biết đọc, biết viết thành thạo, cộng, trừ, nhân, chia thuộc lòng đến dãy số hàng chục, hàng trăm. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi”, cô Phúc tâm sự. 

Em Nguyễn Vân Phong (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Vạn Hưng 1) cho biết: “Em được cô Phúc dạy từ mẫu giáo. Cô rất thương yêu trẻ nhỏ, tận tình chỉ dạy giúp chúng em tiếp thu và hiểu được nhiều kiến thức bổ ích. Những phép toán, câu, từ… học trên trường chưa rõ, em đều hỏi và được cô chỉ dạy tận tình. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, để sau này trở thành người có ích cho xã hội”.

Không thể kể hết có bao nhiêu học sinh trong làng đã được cô Phúc dạy học. Chỉ biết rằng, hầu hết người dân ở đây ai cũng quý mến cô vì đã âm thầm gieo chữ cho con em họ. “Điểm tựa để tôi vươn lên chính là những tấm giấy khen đạt học sinh khá, giỏi của các em học sinh. Rồi những lúc ốm đau phải nằm viện, cha mẹ các em lại đến thăm nuôi”, cô Phúc bộc bạch.

Cô giáo Trương Thị Phúc
Cô giáo Trương Thị Phúc

“Mỗi đóa hoa tự nở một cách riêng”

Không dừng lại với kiến thức hiện có, mỗi tuần cô Phúc đều dành khoảng 5 giờ đồng hồ để lên mạng internet, học hỏi qua sách báo, cập nhật kiến thức cũng như chương trình dạy học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian rảnh cô còn làm thơ, vẽ tranh. Nửa chừng câu chuyện, cô Phúc chợt ngân lên câu thơ: “Tôi không nghĩ mình là người bất hạnh/ Mỗi đóa hoa tự nở một cách riêng”. 

Đặc biệt, cô Phúc còn tự mày mò học thêm tiếng Anh. Cô đã thi và lấy được 2 chứng chỉ A, B loại giỏi. Hiện nay, cô đang tiếp tục học để thi lấy chứng chỉ C. 

“Hầu hết học sinh trong làng còn rất yếu môn tiếng Anh nên tôi quyết tâm học để dạy cho các cháu. Mong sao tất cả học sinh trong làng học đều các môn, có đủ kiến thức bước vào đời”, cô Phúc tâm sự.

Khi được hỏi, bệnh tật sao không nghỉ ngơi, cô Phúc bộc bạch: “Bản thân tôi không được may mắn như người bình thường nên phải gác lại ước mơ. Còn các em quê mình còn nghèo, các em có ước mơ, có hoài bão nên chừng nào tôi còn có thể đứng dậy được, tôi còn dạy cho các em”.

Nói rồi, cô Phúc tâm sự: “Giữa sự mặc cảm, ái ngại và cuộc sống hiện thực, con người phải biết nén lại nỗi buồn để vươn lên phía trước. Tôi nghĩ, có quyết tâm, kiên trì thì bất kỳ người khuyết tật nào cũng có thể vượt lên chính mình để hòa nhập với cộng đồng, qua đó chứng minh mình tàn nhưng không phế”.

Có lẽ lời tâm sự này của cô Phúc cũng là suy nghĩ chung của những người khuyết tậ đã, đang và không ngừng vươn lên, khẳng định những điều họ có thể làm được cho bản thân và xã hội.

Ông Võ Cao - Trưởng thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, cho biết: “Nhiều năm qua cô Phúc dạy học cho trẻ bằng cái tâm trong sáng, trẻ nào khó khăn còn được cô tặng sách vở. Mới đây, cô đoạt giải vẽ tranh về môi trường thủy sản. Cô Phúc là niềm tự hào của dân làng biển chúng tôi. Người dân ở làng chài ai cũng quý mến gọi cô là cô giáo làng”.

Ông Nguyễn Văn Lộc - Phó chủ tịch UBND xã Vạn Hưng, cho biết: “Người khuyết tật thường mặc cảm, tự tin, nhưng cô Phúc mang đến cho tôi một cách nhìn khác. Cô mạnh mẽ, tràn đầy nghị lực sống và luôn có ý chí vượt qua mặc cảm tật nguyền để trở thành người có ích cho xã hội. Năm 2016, cô là một trong những tấm gương người khuyết tật tiêu biểu được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa biểu dương”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.