Cô gái mắc chứng hoại tử lạ cả khuôn mặt dần bị ăn mòn

Chị Nhung mắc chứng hoại tử khuôn mặt hiếm thấy.
Chị Nhung mắc chứng hoại tử khuôn mặt hiếm thấy.
(PLO) -Vừa chống chọi với căn bệnh ung thư Lymphoma (hạch bạch huyết), vừa mắc chứng hoại tử khuôn mặt hiếm thấy, 3 năm qua, sức khỏe và nhan sắc của chị Trần Thị Yến Nhung (28 tuổi, ngụ ấp 2, xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) suy kiệt từng ngày. 

Trải qua hàng trăm cuộc phẫu thuật, gương mặt bầu bĩnh, xinh đẹp của Nhung nay dần lở loét, chỉ còn lại trơ xương, răng rụng gần hết, đôi mắt bị ảnh hưởng trở nên mù lòa. 

Chứng bệnh hiếm gặp

Tầng 5 khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngày cuối tuần vắng người. Trong góc căn phòng 514, cô gái gầy trơ xương nằm bất động trên giường, gương mặt băng bó kín mít vì chứng hoại tử hành hạ. Bên cạnh, người mẹ đầu tóc rối bù gục đầu lên thành giường thiếp đi vì mệt, tay vẫn nắm chặt bàn tay gân guốc, dài ngoằng của con gái.

Có khách, người phụ nữ trở mình tỉnh giấc, quơ tay quào vội đầu tóc, cố chải chuốt cho gọn gàng. Bà giới thiệu mình tên Nguyễn Thị Thanh Dương (49 tuổi), mẹ của chị Yến Nhung. Mới nói được vài câu, khóe mắt người mẹ đã rớm lệ.

Bà cho biết con gái vừa trải qua cuộc phẫu thuật nạo bỏ phần hoại tử trên khuôn mặt, dù giảm bớt phần nào đau đớn nhưng sức khỏe vẫn rất yếu, không thể ăn uống được gì, nói năng cực kì khó khăn, chỉ biết nằm một chỗ. Dấu hiệu duy nhất để biết sự sống còn tồn tại trên người con gái mỏng manh ấy chính là những cơn co giật bất chợt.

Là con gái út trong gia đình có hai anh em, từ nhỏ cuộc sống của Yến Nhung khá ấm êm. Tốt nghiệp THPT, Nhung theo học hệ Trung cấp, Trường Cao đẳng tài chính Ngân Hàng ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Với học lực xuất sắc, cô gái nhanh chóng được nhận vào làm việc trong một ngân hàng trên địa phương.

Mong muốn được nâng cao trình độ, chị vừa làm vừa học liên thông Đại học, đồng thời cùng bạn trai lên kế hoạch tổ chức hôn lễ, ổn định cuộc sống sau gần 10 năm quen biết. Không ngờ bao nhiêu dự định tốt đẹp chưa kịp thực hiện thì tai ương bất ngờ ập đến, khiến cuộc đời chị đột ngột rẽ sang một hướng khác.

Theo lời bà Dương, mọi chuyện xảy đến vào khoảng đầu năm 2013. Thời điểm ấy chị Nhung bắt đầu có cảm giác đau đớn ở phần mũi trái. Đến bệnh viện, chị phát hiện mình bị viêm xoang nặng, cần phải mổ ngay lập tức. Tuy nhiên, vì kì thi tốt nghiệp khi ấy đang cận kề, chị Nhung quyết định hoãn việc chữa trị để tập trung ôn thi cho kịp ra trường đúng thời hạn, chỉ mua thuốc về điều trị tại nhà. 

Tháng 7/2013, khi vừa hoàn thành kì thi tốt nghiệp xuất sắc thì bệnh tình của chị Nhung trở nặng, buộc phải nhập viện cấp cứu mổ viêm xoang vẹo vách ngăn mũi. Sau khi xuất viện trở về nhà, mũi trở nên đau nhức, khó thở. Đến bệnh viện tái khám thì phát hiện vết mổ bị nhiễm trùng, phải nhập viện lần nữa để điều trị. 

Trong quá trình theo dõi, các bác sĩ phát hiện Nhung mắc chứng ung thư Lymphoma (hạch bạch huyết), đặc biệt trong khoang mũi có thương tổn lạ không xác định được. Di chứng để lại là vùng mũi bị hoại tử nghiêm trọng.

“Ban đầu, chỉ phần mũi trái bị lở loét. Về sau, vết hoại tử dần dần ăn hết mũi, lan xuống môi, rồi lây ra khắp cả khuôn mặt. Hiện tại, gương mặt đã bị phá hủy hoàn toàn, phần lợi bị ăn mòn, toàn bộ hàm răng trên gần như bị rụng hết. Hai mắt cũng trở nên mù lòa, không nhìn thấy được gì”, người mẹ sụt sùi cho biết.

Từ ngày biết khuôn mặt mình bị biến dạng, đã hàng chục lần chị Nhung tìm cách tự vẫn, nhưng may mắn được người nhà phát hiện kịp thời. Quá đau đớn vì bị bệnh lý quái ác hành hạ, từ một cô gái lạc quan, chị Nhung trở nên bất ổn dẫn đến bệnh tâm thần. “Lâu lắm rồi, con bé chẳng dám soi gương. Con bé cũng trở nên mặc cảm, tự ti. Ngoài những lúc hôn mê, hễ tỉnh dậy liền la hét, không cho bất kì ai đến gần”.

Thương con gái, 3 năm qua, người mẹ đưa con đi thăm khám rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ trong ở TP.HCM, trải qua hàng trăm cuộc phẫu thuật, nhưng bệnh tình không thấy tiến triển. Hơn một năm trước, bệnh viện bất lực trả bệnh nhân trở về. 

Không chấp nhận hiện thực phũ phàng, bà Dương nghe người ta mách bảo ở đâu có thầy hay thuốc giỏi đều không quản đường sá xa xôi tìm đến nhưng cũng không có kết quả. Trong khi con gái vẫn phải vật lộn với những cơn đau mỗi ngày thì tiền bạc, của cải trong nhà lần lượt đội nón ra đi,kinh tế trở nên khánh kiệt. Căn nhà vốn khang trang nay gần như chỉ còn cái vỏ, bên trong trống huơ trống hoác chẳng còn mấy đồ đạc có giá trị.

Sự sống mong manh

Ngày 27/12/2016, chị Nhung được phẫu thuật nạo bỏ phần hoại tử khuôn mặt theo yêu cầu của gia đình. Đây có thể là lần cuối cùng chị phải trải qua đợt điều trị phức tạp vì sự sốn của chị đã quá mon manh, khó tiên  lượng. 

 “Từ khi bệnh viện trả về, chúng tôi luôn chuẩn bị tâm lý cho diễn biến tồi tệ nhất. Lần này, đưa con đến bệnh viện, tôi chỉ mong có thể kéo dài được sự sống cho con được ngày nào hay ngày ấy. Chứ nhìn con chịu cơn đau mỗi ngày, tôi không đành lòng. Người làm mẹ như tôi khóc cũng đã cạn nước mắt, giờ chỉ cần còn được nhìn thấy con, được cầm bàn tay xương xẩu mà ấm áp của con cũng thấy vui rồi”, người mẹ đỏ hoe mắt tâm sự.

Những ngày chị Nhung điều trị ở bệnh viện, người ta thường thấy một người đàn ông tìm đến thăm chị vào những chiều tối muộn hay những ngày cuối tuần. Người đàn ông cần mẫn chăm sóc chị, dịu dàng cho chị uống sữa, kiên nhẫn ở bên kể chuyện, tâm sự cho đến khi chị đi vào giấc ngủ. Đó là người đã hẹn ước trăm năm cùng chị Nhung ở cùng địa phương (34 tuổi).

Anh tâm sự đang là kỹ sư cho một công ty nước ngoài ở TP. Biên Hòa. Mỗi ngày, sau giờ làm anh lại chạy xe hàng chục cây số lên Bệnh viện Chợ Rẫy thăm nom người vợ chưa cưới của mình.

Anh cho biết hai người quen nhau cách đây ngót nghét cũng đã 15 năm. Thời điểm ấy chị Nhung chỉ là nữ sinh lớp 9, còn anh đang học năm nhất Trường trung cấp kỹ thuật Đồng Nai.

“Ban đầu, tôi chỉ coi Nhung như em gái, chỉ bảo cho Nhung học tập. Lâu dần, tình cảm nảy nở. Sau khi tốt nghiệp, tôi qua Nhật làm việc, Nhung lúc bấy giờ đang học lớp 11. Thời ấy mạng xã hội chưa phát triển, chúng tôi chỉ liên hệ qua những cuộc gọi ngắn ngủi, những trang thư xuyên biên giới. Chúng tôi hẹn ước khi tôi về nước, Nhung tốt nghiệp THPT sẽ làm đám cưới. Nhưng...”, anh nghẹn ngào bỏ dở câu chuyện.

Anh thấp giọng kể, anh và chị Nhung đã 3 lần lên kế hoạch tổ chức hôn lễ, nhưng đều phải hoãn lại do cô gái mong muốn được học cao hơn để ổn định sự nghiệp. “Lần cuối cùng, khi Nhung kết thúc mọi khóa học, tưởng như lễ cưới đã cận kề thì lại vụt mất trong gang tấc vì cô ấy phát hiện căn bệnh quái ác”.

Ba năm qua, chặng đường chống chọi với bệnh tật của cô gái trẻ luôn có sự đồng hành của người đàn ông chung tình. Anh kể biết bao lần chị Nhung khuyên anh đi tìm hạnh phúc mới, thậm chí kiên quyết đòi chia tay, gia đình hai bên cũng ngăn cấm bằng mọi cách nhưng anh đều gạt đi.

“Tôi và cô ấy đến nay đã sánh bước cùng nhau hơn 15 năm. Bây giờ, dù nhan sắc cô ấy không còn, thần trí không còn minh mẫn, đôi lúc cáu gắt, thậm chí không nhận ra mỗi khi tôi đến thăm, nhưng không vì thế mà có thể khiến tôi rời xa cô ấy. Tình yêu của chúng tôi bây giờ không chỉ đơn thuần là tình yêu, mà còn là duyên, là nợ. Tôi hi vọng có thể ở cạnh cô ấy cho đến phút cuối cùng”, người đàn ông cầm chặt tay người yêu tâm sự.

Ngồi bên cạnh, đôi vai người mẹ khẽ run lên, đôi môi nứt nẻ thoáng nở nụ cười. Trong lúc tưởng như cuộc sống ở vực thẳm tối tăm tuyệt vọng nhất vì bệnh tật bủa vây, vẫn có một người can tâm tình nguyện ở cạnh, sớt chia mọi vui buồn, đó là niềm an ủi lớn nhất đối với cả bà và con gái.

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ nhân vật trong bài viết xin liên hệ bà Nguyễn Thị Thanh Dương, số điện thoại: 0164.243.0583

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.