Cổ đông Vinaconex theo đuổi vụ kiện vì Chủ tịch HĐQT được quyết tới 1.000 tỉ đồng

Cổ đông Vinaconex theo đuổi vụ kiện vì Chủ tịch HĐQT được quyết tới 1.000 tỉ đồng
(PLVN) - Sau khi một số cổ đông lớn đã khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT xuất phát từ việc HĐQT và TGĐ được trao quyền quá lớn, tập trung ở nhóm lợi ích, gây rủi ro cho công ty và các cổ đông khác. Các cổ đông khởi kiện cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện vì quyền lợi của cổ đông và Công ty.

Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới do nhóm cổ đông An Quý Hưng vừa thông qua, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới cả ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ VND mà ko cần thông qua HĐQT. Với quyền quyết định mới, hiện nay Vinaconex đang còn khoảng trên 1000 tỷ đồng gửi tiết kiệm, chỉ cần chủ tịch “quyết” 1 món là hết ngân quỹ của công ty. Còn các thành viên HĐQT thậm chí không được biết ông chủ tịch quyết chi tiền vào đâu.

Sau khi nhóm cổ đông An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex bằng việc mua lại cổ phần của SCIC, nhóm cổ đông này nắm giữ 57,7% vốn điều lệ và yêu cầu SCIC thực hiện nghĩa vụ của bên chuyển nhượng vốn, giao lại quyền điều hành cho nhóm cổ đông mới bằng việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông Công ty đã bầu lại toàn bộ 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban Kiểm soát.

Sau khi kiểm soát được HĐQT, với 5/7 thành viên là các cá nhân thuộc nhóm cổ đông An Quý Hưng, HĐQT đã được gia tăng quyền lực một cách nhanh chóng, TGĐ đã được quyền quyết định đến 500 tỷ đồng mà không cần thông quan HĐQT còn Chủ tịch HĐQT được quyết định cá nhân đến cả nghìn tỷ đồng với lời giải thích để “không mất cơ hội kinh doanh”. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do người của An Quý Hưng nắm giữ.

Với quyền lực tuyệt đối trong Đại hội đồng cổ đông HĐQT, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và kế toán trưởng, có thể nói nhóm cổ đông An Quý Hưng kiểm soát tuyệt đối đối với Vinaconex. Với quyền lực cực lớn như những gì mà cổ đông An Phú Hưng trao cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sẽ có rủi ro nhấn chìm công ty. 

Theo phản ánh của Công ty Star Invest trong công văn gửi tới SCIC, từ khi HĐQT mới được bầu ra , các thành viên của An Quý Hưng cử bất chấp ý kiến phản đối của các cổ đông khác đã thông qua những quyết định phục vụ lợi ích nhóm cổ đông của mình.

Trong phiên họp đầu tiên ngày 21/1/2019 của HĐQT, các thành viên từ An Quý Hưng đã đề xuất sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT và Quy chế quản lý tài chính. Theo đó, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới cả ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ VND mà ko cần thông qua HĐQT.

Là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong quản trị, điều hành các cty chuẩn mực, các thành viên HĐQT còn lại đã nêu rõ khoảng 70 điểm chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ của Tổng Công Ty, thực tiễn quản trị của công ty đại chúng niêm yết, đồng thời cảnh báo những rủi ro, nguy hiểm cho Tổng Công ty khi cho phép các cá nhân tự ý quyết định tới cả ngàn tỷ như vậy. Chắc chắn trong các công ty lớn nhất trong nước hay quốc tế, mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh đều có cơ chế tổ chức, tập thể có hệ thống tham mưu đánh giá, không bao giờ 1 cá nhân tự quyết định.

Điều khiến các cổ đông của Vinaconex trở nên lo lắng hơn cả là các quyết định đầu tư của HĐQT do cổ đông lớn An Quý Hưng bật đèn xanh đã vi phạm quy chế tài chính của Công ty và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp này và rủi ro cho các cổ đông nhỏ hơn, như việc  HĐQT tạm ứng cổ tức khoảng 442 tỷ đồng cho cổ đông trong khi Công ty đang cần nguồn vốn để phát triển và phải vay ngân hàng 300 tỷ để trả khoản tiền tạm ứng cổ tức này; Quyết định sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua cổ phiếu quỹ lên tới 1.137,6 tỷ VND, sau đã điều chỉnh xuống 714,4 tỷ VND do Quỹ này không đủ.

Về quyết định sử dụng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư chứng khoán, 1 đại diện của Vinaconex đã giải thích đây là một quyết định đầu tư tài chính, bởi khi bỏ số tiền này ra để mua cổ phiếu, Công ty kỳ vọng sẽ sớm bán được với giá 40 nghìn và đây là quyết định khôn ngoan hơn gửi tiền tiết kiệm. Song, ông này không nêu lý do khiến ông lạc quan đến vậy cũng như trách nhiệm đối với các rủi ro nếu cổ phiếu của Vinaconex rớt giá xuống dưới giá mùa vào, và nếu khi cần vốn đầu tư phát triển mà không bán được cổ phiếu thì sao.

Bên cạnh đó, văn bản gửi SCIC của cổ đông Star Invest cũng cho rằng An Quý Hưng thực hiện kế hoạch “rút tiền” khẩn trương ra khỏi Vinaconex, sử dụng các biện pháp để hạn chế khả năng biết và tham gia các ý kiến nhóm cổ đông Star Invest và Cường Vũ. Hàng loạt kế hoạch rút vốn đã được thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên HĐQT khác về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Chẳng hạn, quỹ đầu tư phát triển chỉ được dùng cho hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng lại được lãnh đạo Công ty sử dụng đầu tư chứng khoán là hoàn toàn trái với Quy chế tài chính của chính Vinaconex.

Ai có thể ngăn chặn hành vi làm trái này nếu Toà án không ra tay, những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm sẽ rút cạn kiệt các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty và tương lai của doanh nghiệp này cùng hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên sẽ đi về đâu, đó là lý do mà nhóm cổ đông quyết theo đuổi vụ kiện tại tòa.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.