Cô dâu Việt nói chuyện lấy chồng Hàn

“Trước kia, nghe một số người kể những câu chuyện rất bi đát về cuộc sống của các cô dâu Việt, tôi lo lắm. Con gái tôi lấy chồng Hàn Quốc ở tỉnh Gangwon cách đây hơn 2 năm. Gặp được con ở buổi giao lưu trực tuyến này, thấy con hạnh phúc, tôi yên tâm rồi!”- mẹ của một cô dâu Việt tâm sự.

“Trước kia, nghe một số người kể những câu chuyện rất bi đát về cuộc sống của các cô dâu Việt, tôi lo lắm. Con gái tôi lấy chồng Hàn Quốc ở tỉnh Gangwon cách đây hơn 2 năm. Gặp được con ở buổi giao lưu trực tuyến này, thấy con hạnh phúc, tôi yên tâm rồi!”- mẹ của một cô dâu Việt tâm sự.

Từ sốc đến yêu

Ngày đầu tháng 9 vừa qua, 40 gia đình cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc  đã có cơ hội trò chuyện, gặp gỡ với người thân qua truyền hình trực tuyến của KT- thành viên của Đoàn tình nguyện toàn cầu (Hàn Quốc). Tại văn phòng đại diện KT tại Hà Nội và chi nhánh KT ở Hàn Quốc. Họ đã có cơ hội được trò chuyện trực tiếp với con gái trong khoảng thời gian 30 phút.

Hình ảnh buổi giao lưu
Hình ảnh buổi giao lưu

Chị Nguyễn Thu lấy chồng Hàn Quốc 3 năm, nhân dịp này cũng tâm sự về cuộc sống bên Hàn cho bố mẹ chị nghe. Trước khi về nhà chồng Thu cũng đã học tiếng Hàn, tìm hiểu về văn hóa, phong tục của đất nước này. Sống ở đây, Thu dần quen những món ăn cay xè mắt.

Chị cho biết, từ khi đi lấy chồng, mỗi tuần chị vẫn phải đi học thêm tiếng Hàn hai buổi để có thể giao tiếp trôi chảy với mọi người trong gia đình. Còn việc nấu nướng, chồng chị thường xuyên xem sách báo dạy nấu ăn và chỉ cho vợ cách làm.

Chị Thu còn khoe với bố mẹ được bố mẹ chồng khen nấu ăn ngon. Chị Thu còn khoe, do sự nhẹ nhàng, khéo léo của mình, chị đã làm giảm đi tính cục cằn, quát tháo của chồng.

Cũng là cô dâu Hàn, T. Hà (tỉnh Gangwon) tâm sự với bố mẹ mình tâm trạng sau khi về nhà chồng: Thời gian đầu, cô thật sự bị sốc trước cách tính toán, chi tiêu của chồng. Mỗi ngày chỉ đưa vợ ít tiền đi chợ và rất hiếm khi đưa gia đình đi mua sắm. Cô từng nghĩ hóa ra chồng mình là người ti tiện, keo bẩn và tính toán…

Thế nhưng, sống chung một thời gian, cô mới hiểu ra vấn đề. Chồng cô phải để dành tiền để đầu tư việc học hành và sắm nhà cửa cho con cái sau này, phòng khả năng thất nghiệp, bệnh tật. Vì thế, dù có mức lương khá cao nhưng chồng sống vẫn sống tiết kiệm. Cô không còn buồn chán, tâm lý được giải tỏa vì nghĩ rằng, chồng tiết kiệm chỉ vì lo lắng cho gia đình.

Vượt qua những ảo tưởng

Khoác lên người sự hãnh diện có một người chồng nước ngoài, nhiều cô gái quên đi việc chuẩn bị tâm lý làm vợ như học cách chia sẻ mọi điều với chồng, chung lưng đấu cật để xây dựng cuộc sống.

Trong các cuộc hôn nhân này, nhiều cô gái đã mong chờ và hy vọng vào quá nhiều điều tốt đẹp, thậm chí đôi khi mong chờ ấy vượt xa thực tế rất nhiều. Đa số họ vẫn cho rằng mình sẽ nhờ cậy được vào chồng. Họ hình dung ra đời sống ở nước ngoài và của những người nước ngoài là rất thoải mái về kinh tế và họ là người "không cần phải tính toán về chuyện tiền bạc". Đó là ảo tưởng thứ nhất.

Ảo tưởng thứ hai là hình ảnh một người chồng lịch lãm hào hoa, luôn biết chăm sóc, chiều chuộng phái nữ. Thế nhưng, khi vấp phải những chuyện vặt vãnh đời thường, họ sẽ lập tức thất vọng về chồng.

Ảo tưởng thứ ba là họ nghĩ, có chồng Hàn nuôi, tự coi mình là “ô sin”, “máy đẻ”, không cần phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ để có vị trí trong xã hội. Vì thế, họ luôn bị thụ động trong cuộc sống.

Trong buổi giao lưu, các cô dâu Việt nơi xứ Hàn đã đúc ra kinh nghiệm rằng: “Những cô gái trẻ hãy tìm hiểu kỹ văn hóa và ngôn ngữ trước khi quyết định làm dâu một gia đình khác quốc tịch. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một sự chia sẻ, thông cảm, hiểu biết. Hơn thế, các cô dâu Hàn cần học tập, xác định càng sớm càng tốt vị trí xã hội của mình là một điều cần thiết để giữ gìn hạnh phúc gia đình”.

 “Trước kia, nghe một số người kể những câu chuyện rất bi đát về cuộc sống của các cô dâu Việt, tôi lo lắm. Nhưng qua tiếp xúc với các cô dâu, các gia đình có con lấy Hàn, sự thật không phải vậy. Cũng có người 1-2 năm đầu khó hòa nhập, cuộc sống khá vất vả nhưng sau khi họ đã có vốn tiếng Hàn và đã bắt nhịp được với cuộc sống ở đây, thì cuộc sống cũng yên ấm và hạnh phúc. Con gái tôi lấy chồng Hàn Quốc ở tỉnh Gangwon cách đây hơn 2 năm. Gặp được con ở buổi giao lưu trực tuyến này, tôi yên tâm rồi!.”- mẹ của một cô dâu Việt tâm sự.

Hầu hết 40 gia đình này ở các vùng quê khác nhau, đều là các gia đình nghèo khó, hiếm có cơ hội tới Hàn Quốc thăm gia đình con gái cũng như gặp gỡ trên mạng. Tại cuộc giao lưu trực tuyến này, họ đều tỏ rõ sự hạnh phúc vui mừng khi gặp được con gái, con rể, các cháu ngoại. Họ phấn khởi khi thấy con gái làm dâu xứ người được hạnh phúc, ấm êm.

Ông Choi Jang Bok - Trưởng đoàn tình nguyện toàn cầu UCC cho biết: “Các cuộc hôn nhân quốc tế thường có nhiều rào cản, bao gồm sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa... nên cần sự giúp đỡ để gia đình họ hạnh phúc hơn”.

Bảo Châu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.