Cô bé hiếu học khốn khổ vì bệnh “lạ”

Cô bé hiếu học khốn khổ vì bệnh “lạ”
(PLO) - Một căn bệnh lạ đã hành hạ cháu bé Nguyễn Thị Thu Hoài (SN 1997) ở phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên. Không thể đi lại, Hoài chỉ biết học để xua tan cơn đau của bệnh tật đang hành xác cháu từng ngày.  
Cô bé “da đen”- Nguyễn Thị Thu Hoài (SN 1997) ở phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ khi sinh ra cháu bị mắc căn bệnh “lạ”, do uống nhiều thuốc kháng sinh, và thuốc nan, từ đó trở đi làn da trên khắp cơ thể cháu đen sạm lại. 
Học đến lớp 10 nhưng bệnh tật bủa vây, Hoài chỉ nặng chừng 30kg, cả cơ thể cháu nhỏ thó, gầy guộc. Trong lòng bàn tay và bàn chân của Hoài đùn lên lớp da dày màu vàng sền sệt, nứt nẻ, nhiều chỗ đã rướm máu khiến cho cháu đau đớn, ngứa ngáy khó chịu vô cùng. 
Bệnh tật bủa vây, từng ngày Hoài bị hành xác khiến cho cơ thể trở nên yếu ớt không thể đi lại được. “Cháu bảo ngứa lắm, đi học thì không sao nhưng về đến nhà trưa khóc đằng trưa, tối khóc đằng tối. Hôm qua, mới sâm sẩm tối cháu đã vào giường nằm khóc một mình, tại da dẻ ngứa, đau rát khiến cho người khó chịu khổ lắm. Đêm mẹ nó phải gãi cho mới ngủ được”, bà ngoại cháu Hoài, bà Trần Thị Ánh Tuyết (73 tuổi) cho biết. 
Khi mới sinh, Hoài cũng bụ bẫm giống như đứa trẻ bình thường. Rồi đột nhiên trên cơ thể cháu xuất hiện những lấm tấm đỏ, nhỏ xíu bằng hạt tăm. Đến lúc khoảng 4 tuổi, cchấm nhỏ ấy bắt đầu lan rộng ra, nhô lên nhiều hơn, cấu vào có cảm giác đau. 
Cháu Nguyễn Thị Thu Hoài (SN 1997),
 Cháu Nguyễn Thị Thu Hoài (SN 1997), 
"Khi Hoài lớn lên, những vết đó cũng lớn dần theo và lan rộng ra. Đặc biệt, ở trong lòng bàn tay và chân, các lớp da cứ đùn dày lên. Sau đó nó tự khô và bong ra như vẩy nến. Khi mọc lớp da mới ngày càng dày, khô nứt nẻ và có màu vàng sền sệt, gây đau đớn khiến cháu không thể tự sinh hoạt được”, bà Tuyết cho biết thêm.    
Thấy cháu ốm yếu quá không thể đi học nổi, gia đình đã chạy vạy để đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Da liễu Quốc gia, bác sĩ ở đây cho biết bệnh này chưa gặp bao giờ. Nên bác sĩ chỉ cho uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc mỡ. 
“Khi chữa bệnh ở đó, các bác sĩ đã khoét hết các vùng da bị bệnh khiến cho cháu đau quá, nghĩ thương con nên sau khi điều trị được 2 tháng đành xin bác sĩ cho cháu về nhà. Đưa cháu đi khoảng 6 lần bệnh viện, ngoài hai bàn tay bàn chân bị nặng nhất, các nốt mọc cả ở cổ, ở đằng sau gáy… Từ khi mang cháu về nhà, đều cho cháu uống thuốc nam, hễ thấy ai mách chỗ nào có thầy lang giỏi mẹ cháu đều tìm đến mua về cho uống. 
Mặc dù, đôi bàn tay bị lở loét khiến cho Hoài đau đớn, nhưng chưa bao giờ Hoài ngừng cầm bút bởi "em thương mẹ".
Mặc dù, đôi bàn tay bị lở loét khiến cho Hoài đau đớn, nhưng chưa bao giờ Hoài ngừng cầm bút bởi "em thương mẹ". 
Hiện Hoài đang là học sinh lớp 10 chuyên Địa, Trường THPT chuyên Thái Nguyên. “Cháu khá thông minh, khi thi vào trường chuyên cháu đi học thêm có vài buổi, không như các bạn khác học thông ngày… được cái cháu chịu khó học”. Cháu Hoài tâm sự: “em thương mẹ nên cố gắng học để sau này mẹ bớt khổ, muốn được khỏi bệnh để giúp đỡ mẹ.  Thi thoảng cũng thấy buồn vì mình không được bình thường như mọi người”. 
Khi được hỏi em, tay đau như vậy liệu có cầm được bút không? Hoài tâm sự, có chứ ạ, khi da mới mọc lên thì đau lắm ạ. Không thể nào cầm nổi, nhưng khi nghĩ đến mẹ là em lại cố gắng./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.