Chuyện về người đàn ông "gà trống nuôi con" trên đỉnh núi “mồ côi”

12 đứa trẻ, mỗi đứa là mỗi số phận. Chúng có duyên và đến với anh như một định mệnh. Anh không trách cha mẹ chúng bởi tất cả là do hoàn cảnh đưa đẩy. Anh thương bọn trẻ nên nguyện nuôi chúng đến khi lớn khôn. "Lúc đó tùy bọn chúng quyết định tương lai của mình. Nếu một ngày nào đó có người đến nhận con, tôi sẽ vui vẻ đưa chúng trở lại với thâm tình máu mủ. Tôi thương yêu chúng, chỉ muốn con tôi luôn được yêu thương và nên người", người đàn ông “gà trống nuôi con” dù chưa một lần cưới vợ tâm sự.

 Không vợ, không con, sống cùng người mẹ già trên đỉnh núi “Vồ Mồ Côi”, nhưng người đàn ông ấy bỗng dưng lần lượt “tha” về 12 đứa trẻ trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Có người bảo anh là người lập dị, tự dưng “nhặt con” về để  mang nợ, có người bảo anh có “con rơi”. Mặc lời dị nghị, người đàn ông ấy vẫn “gà trống nuôi con” dù chưa một lần cưới vợ.  

Anh Nguyễn Tấn Bông
Anh Nguyễn Tấn Bông
Chuyện cổ tích trên đỉnh Vồ mồ côi
Người đàn ông  không vợ, nhưng đông con nhất ấy là anh Nguyễn Tấn Bông, sinh 1965, quê quán ở Bình Thủy, TP. Cần Thơ, nhưng hiện nay ngụ ở tổ 2, ấp An Hòa, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. 
Đã vài lần tôi ghé thăm gia đình “cổ tích” này, nhưng lần nào cũng vậy, cảm giác trong tôi vẫn vẹn nguyên những hình ảnh thân thương, hồn nhiên, được nuôi dạy tử tế của các con anh Bông. 
Gần 20 năm nay, anh Nguyễn Tấn Bông đã hiển nhiên trở thành một người cha,  “người mẹ”, người đàn ông vĩ đại nhất của những đứa trẻ bất hạnh ấy.
Xuất thân từ bộ đội chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), năm 1987, anh xuất ngũ về địa phương với chức vụ Xã đội Phó Quân sự ở Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Cuộc sống gia đình lúc ấy nghèo lắm, mẹ lại bị bệnh nan y không có tiền chữa trị, anh Bông phải lặn lội đi hốt thuốc nam miễn phí về cho mẹ uống. Nghe ở đâu có thầy thuốc hay là anh Bông dẫn mẹ đến để mong chữa trị dứt bệnh. Năm 1991, ở Châu Đốc, An Giang có một ông thầy thuốc nam rất hay, chuyên trị bệnh nan y, thế là anh Bông xin nghỉ phép dẫn mẹ đi tìm thầy. Sau mấy ngày uống thuốc, bệnh tình của mẹ anh cũng thuyên giảm. Vì mẹ anh có tâm niệm, nếu tìm đúng thầy, trị được hết bệnh, bà sẽ xin ở lại phụ thầy làm việc “công quả”, nên sau đó, mẹ anh đã ở lại núi Cấm để vừa thực hiện tâm niệm, vừa tiện việc chữa trị. 
Không thể để mẹ già ở lại nơi núi non hiểm trở này, anh Bông quyết định về quê xin nghỉ việc và khăn gói lên núi lập nghiệp. Có ít vốn, anh mở quán cà phê kiếm tiền cơm gạo hàng ngày. Việc bán cà phê cũng nhàn nhã, thế là anh Bông mua lại 30 công đất trên đỉnh Vồ Mồ Côi để trồng hoa màu. Vồ Mồ Côi nằm cheo leo trên đỉnh núi, đường lên rất khó khăn nhưng nhờ kiên trì lao động, cuộc sống của mẹ con anh khấm khá lên từ đó. 
Người bố của 12 đứa con 
Định mệnh đưa đẩy anh Bông trở thành người cha “độc thân” là năm 2001, khi đưa mẹ về Cần Thơ để thăm đứa em gái sinh con. Trong bệnh viện, anh Bông đã gặp hoàn cảnh thương tâm của một người phụ nữ . Đứa trẻ ấy là kết quả của một lần chị ta bị ông chủ cưỡng bức. Xấu hổ, người phụ nữ ấy trốn chui nhủi và “vượt cạn” một mình khi trong người không có đồng xu dính túi.  
Những đứa con anh Bông lúc còn “cheo leo” trên đỉnh Vồ Mồ Côi.
Những đứa con anh Bông lúc còn “cheo leo” trên đỉnh Vồ Mồ Côi.
Anh Bông cảm thông hoàn cảnh nên giúp trả viện phí, nhưng người phụ nữ ấy lại khóc lóc, van xin anh Bông hãy thương tình mà nuôi giúp đứa con. Thế là anh Bông trở thành người cha bất đắc dĩ từ đó. Anh đặt tên cho đứa con đầu lòng của mình là Sơn Ngọc. 
Nuôi một đứa con đối với người đàn ông không có kinh nghiệm như anh đã là khó, vậy mà sau khi nhận Sơn Ngọc, nghe ở bệnh viện có người bỏ con là anh Bông lại tức tốc đến xin nhận nuôi. Kỉ lục nhất là năm 2003, anh nhận 4 đứa con. Trong suốt 5 năm, anh Bông đã nhận liên tục nhận nuôi 12 đứa trẻ. Không may, trong số 12 đứa con đó, bé Nguyễn Sơn Thành được anh nhận nuôi khi bé bị bệnh não úng thủy. Mặc dù dồn hết tâm sức tận tình cứu chữa, nhưng Sơn Thành đã không vượt qua được và mất khi tròn 8 tháng tuổi. Mất một đứa con mất, anh Bông đau như khúc ruột của mình bị đứt. Anh tự hứa với lòng sẽ yêu thương và chăm sóc các con thật chu đáo, cho dù gia cảnh khó khăn 
Gia đình nhỏ trên đỉnh Vồ Mồ Côi có tới 13 miệng ăn khiến hoàn cảnh đôi lúc làm anh “chới với”. Khó khăn không làm anh chùn bước, anh làm đủ mọi việc để lo cho các con ấm no. Thương hoàn cảnh gia đình anh, một số mạnh thường quân cũng thường xuyên đến thăm và phụ thêm đường sữa. 11 đứa con, nhưng anh Bông chăm sóc chúng rất tốt, đứa nào cũng khỏe mạnh và ngoan ngoãn.  Khi có đứa khóc nhè, là cả nhóm làm trò để dỗ em.
Cứ thế mà “gia đình lớn” ấy lúc nào cũng rộn tiếng cười. Khi được hỏi về hoàn cảnh của từng đứa trẻ, anh Bông cười, nụ cười chất chứa nỗi buồn: “Mỗi đứa là mỗi số phận. Chúng có duyên và đến với tôi như một định mệnh. Tôi không trách cha mẹ chúng, tất cả là do hoàn cảnh đưa đẩy. Có ai mà không thương con. Tôi thương bọn chúng nên phải nuôi, dù bất cứ giá nào”. Tôi hỏi: “Nếu một ngày nào đó, cha mẹ chúng đến xin nhận lại con, anh có “trả” lại không?”. Anh Bông trầm tư: “Tôi sẽ nuôi các con tôi đến khi lớn khôn. Lúc đó tùy bọn chúng quyết định tương lai của mình. Nếu một ngày nào đó có người đến nhận con, tôi sẽ vui vẻ đưa chúng trở lại với thâm tình máu mủ. Tôi thương yêu chúng, chỉ muốn con tôi luôn được yêu thương và nên người”.
Hạ sơn vì tương lai các con
Lo cái ăn, cái mặc cho 11 đứa con đã quá chật vật, anh Bông còn phải lo cho tương lai các con bằng cách cho chúng đi học đàng hoàng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi thằng con trai lớn đến tuổi đi học, anh Bông rất lo, bởi nhà cheo leo trên đỉnh núi , đường đến trường phải băng rừng rất nguy hiểm. Vì thế, anh Bông đã bỏ tiền, bỏ công sức mở một con đường từ nhà xuống núi để con mình  đi học dễ dàng. Con đường mà anh Bông mở cắt ngang rừng, tuy nhỏ nhưng xe Hon-da có thể “bò” được đến nơi.  
 Cha con anh Bông trên đỉnh Vồ Mồ Côi
Cha con anh Bông trên đỉnh Vồ Mồ Côi
Tôi còn nhớ lời “thì thầm” của thằng con trai lớn Sơn Ngọc nhà anh thế này: “Khi con lớn, con học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền nuôi cha và bà nội”. Chính lời “thì thầm” đáng yêu đó mà anh Bông đã ngày đêm chặt cây, phát cỏ mở đường để con đường đến trường của con mình thênh thang, bằng phẳng hơn.
Nhưng giữa núi rừng quạnh tịch, gió trời lồng lộng, những đêm trái gió trở trời, một bà già và 11 đứa trẻ lỡ có bệnh tật đột xuất thì một mình anh Bông không thể nào trở tay kịp. Anh Bông biết điều đó, nhưng vì hoàn cảnh nên đành chịu sống cảnh núi rừng hoang vắng. Vào một ngày đầu năm 2009,  có một vị khách lặn lội tìm đến thăm gia đình anh Bông. Vị khách ấy tự giới thiệu là Việt kiều Mỹ, đọc báo rất ngưỡng mộ tấm lòng cao cả của anh nên trong chuyến về nước này, đã lặn lội đến tận nơi thăm cha con anh cho bằng được.
Người đàn ông Việt kiều ấy đã vui đùa với bọn trẻ cả ngày . Khi ra về, người đàn ông ấy đã xin chia sẻ chút tình cảm của mình bằng số tiền 45.000 USD với mong muốn giúp anh Bông “xuống núi” mua nhà đàng hoàng để các bé được thuận tiện đến trường . Anh Bông chia sẻ: “ Khi định cư trên núi cùng các con, tôi không nghĩ rằng đến một ngày mình được “xuống núi”, nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của các nhà hảo tâm mà tôi có điều kiện chăm lo tốt hơn cho các con” . Cũng trong năm 2009 ấy, anh Bông tiếp tục nhận nuôi một bé gái bị bỏ rơi. Cô con gái út này được anh đặt tên là Nguyễn Thị Cẩm Đào . Đây là đứa con thứ 12 trong gia đình, gồm 9 trai, 3 gái.
Ngôi nhà  khá khang trang, rộng rãi ở khu dân cư xã An Hảo được cất lên đã làm diện mạo cuộc sống của cha con anh Bông ngày thêm tốt đẹp. Hàng ngày đi chợ mua thức ăn và cùng người mẹ già đã gần 80 tuổi nấu nướng, anh Bông còn phải đưa rước ba đứa con đang học mẫu giáo, và dạy các con lớn học chữ.
Nhìn các bé Sơn Thành, Sơn Ngọc, Sơn Minh, Sơn Tiền, Sơn Nhã, Cẩm Đào cười đùa rất hồn nhiên ai cũng cảm thấy ấm áp. Ngôi nhà nhỏ  lúc nào cũng vang tiếng cười đùa, tiếng học bài ê a của trẻ nhỏ. Tương lai của các con anh Bông còn dài, còn phải trông chờ vào nghị lực của anh rất nhiều. Điều mà anh tự hào nhất là các con anh đều rất ngoan, nghe lời cha và rất sáng dạ. Đứa nào cũng ấp ủ trong lòng ước mơ sẽ thành công trên con đường học vấn. Tôi tin, tấm lòng của người đàn ông núi rừng, người cha của những đứa trẻ ấy sẽ tiếp tục làm nên kỳ tích.
Huyền Thoại

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.