Chuyện thú vị về nguyên thủ thế giới: Tổng thống không bao giờ... kết hôn

Tổng thống thứ 15 của nước Mỹ James Buchanan.
Tổng thống thứ 15 của nước Mỹ James Buchanan.
(PLO) - Cho đến nay, ông James Buchanan được ghi nhận là tổng thống duy nhất trong lịch sử nước Mỹ đến từ tiểu bang Pennsylvania, cũng là tổng thống duy nhất chưa bao giờ kết hôn. Một số nguồn tin nói rằng ông là người đồng tính.

James Buchanan sinh năm 1791 ở Cove Gap, bang Pennsylvania trong một gia đình nông dân nhưng mẹ ông nổi tiếng là người thông minh, biết đọc, biết viết. Khi còn nhỏ, Buchanan được cho ăn học tử tế và đã được nhận vào trường Đại học Dickinson.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1809, Buchanan tới Lancaster, Pennsylvania để theo học ngành luật và được cấp bằng vào năm 1812.Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, khi cuộc chiến tranh Anh – Mỹ nổ ra vào năm 1812, ông ghi danh gia nhập quân ngũ, chiến đấu ở Baltimore.

Tổng thống thứ 15 của Mỹ

Năm 1814, ở tuổi 23, Buchanan bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình khi được bầu đại diện của đảng Liên bang ở Hạ viện bang Pennsylvania. Từ năm 1821 đến 1831, ông liên tục giành được ghế trong Hạ viện Mỹ và đến năm 1832 thì được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Andrew Jackson chỉ định làm đại diện của Mỹ tại Nga.

Trở về Mỹ năm 1834, Buchanan trở thành thành viên của đảng Dân chủ và được bầu làm thượng nghị sỹ trong cùng năm. Sau 10 năm là Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, đến năm 1845, ông được Tổng thống James K. Polk chọn làm Ngoại trưởng trong chính quyền của ông Polk. Năm 1852, Buchanan tranh cử tổng thống nhưng thất bại ngay ở vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.

Phải đến năm 1856, giấc mơ tổng thống của Buchanan mới trở thành hiện thực khi ông ta đánh bại đối thủ đảng Cộng hòa John C. Fremont. Ngày 4/3/1857, Buchanan tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 15 của Mỹ và là tổng thống đầu tiên của Mỹ đến từ bang Pennsylvania. Danh hiệu này cho đến nay vẫn được duy trì.

Tổng thống tệ nhất?

Ngay sau khi nhậm chức, ông James Buchanan đã lựa chọn một nội các gồm cả các thành viên đến từ miền Bắc – vốn phản đối chế độ nô lệ và miền Nam nước Mỹ có quan điểm ngược lại với hy vọng việc này sẽ giúp ông ta duy trì được thế cân bằng giữa các phe ủng hộ và phản đối nô lệ.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận gay gắt ở nước Mỹ thời bấy giờ chỉ càng thêm căng thẳng khi vị tổng thống mới được nhiều người cho rằng có quan điểm nghiêng về phía các bang miền Nam hơn.

Thêm vào đó, 2 ngày sau khi ông Buchanan nhậm chức, Tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định Dred Scott, theo đó nói rằng chính phủ liên bang không có quyền điều chỉnh chế độ nô lệ ở các vùng lãnh thổ của nước này và từ chối cho những người Mỹ gốc Phi được hưởng các quyền của công dân Mỹ.

Phán quyết đã nhận được sự ủng hộ của những người ở miền Nam ủng hộ còn người miền Bắc phản đối dữ dội, khiến sự chia rẽ tại nước Mỹ càng trở nên sâu sắc hơn.

Năm 1858, sự chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ đã tạo điều kiện để phe Cộng hòa giành được quyền kiểm soát Hạ viện, dẫn đến việc những người thuộc đảng Cộng hòa đã ngăn chặn hầu hết chương trình nghị sự của tổng thống, trong đó có đề xuất mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Trung Mỹ và mua Cuba. Ngược lại, Tổng thống Buchanan trả đũa bằng cách phủ quyết 6 dự luật do đảng Cộng hòa đệ trình, khiến sự đối đầu giữa Quốc hội và Nhà Trắng càng trở nên gay gắt hơn.

Chính sự nhu nhược và thiếu quyết đoán của Tổng thống Buchanan đã khiến cho mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ ngày càng rối ren. Ở cuối nhiệm kỳ của ông Buchanan, một số bang tại Mỹ đã lên tiếng đòi ly khai khỏi chính quyền liên bang.

Nhưng, vị tổng thống trong bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội khi đó vẫn loay hoay không đưa ra được quan điểm dứt khoát khi nói rằng các bang không có quyền ly khai còn chính phủ cũng không có quyền ngăn các bang làm vậy. 

Các chính sách về kinh tế của ông Buchanan cũng không hiệu quả, thể hiện ở việc nước Mỹ dưới thời của ông chìm sâu trong suy thoái và tại thời điểm ông ta rời nhiệm sở, thâm hụt liên bang của Mỹ đã lên đến con số 17 triệu USD.

Tháng 3/1860, Hạ viện Mỹ thậm chí còn lập 1 ủy ban để điều tra chính quyền về các cáo buộc như tham nhũng, hối lộ, mua phiếu bầu… nhưng không thành công trong việc tìm ra bằng chứng chứng minh cáo buộc này.

Sau những bế tắc kéo dài, ngày 20/12/1860, bang Nam Carolina tuyên bố ly khai khỏi chính phủ liên bang. 10 tiểu bang khác theo chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ sau đó cũng đã tuyên bố ly khai và lập ra Liên minh miền Nam.

Tiếp đó, ngày 12/4/1861, cuộc nội chiến ở Mỹ chính thức nổ ra. Tại thời điểm đó, ông Buchanan đã rời nhiệm sở được hơn 1 tháng và toàn bộ trách nhiệm giải quyết tình trạng hỗn loạn này dồn lên vai người kế nhiệm ông – Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln. 

Song, hầu hết các sử gia đều thừa nhận rằng những sự kiện trên đều có phần trách nhiệm của sự điều hành kém cỏi của ông Buchanan. Nhiều người thậm chí gọi cuộc nội chiến ở Mỹ là “cuộc chiến tranh Buchanan”. Sau khi rời vị trí, vị cựu tổng thống đã ra mắt một cuốn hồi ký nhưng cuốn sách đã bị công chúng hoàn toàn ngó lơ. Ngày 1/6/1868, ông Buchanan trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 77. 

Tổng thống duy nhất không kết hôn

Ngoài việc là tổng thống bị quy trách nhiệm góp phần khiến cuộc nội chiến bùng phát tại Mỹ, ông Buchanan còn được nhớ đến là tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ không kết hôn.

Cô Ann Caroline Coleman.
Cô Ann Caroline Coleman.

Theo các ghi chép chính thức, năm 1818, ở tuổi 27, Buchanan đã gặp một phụ nữ trẻ tên Anne Caroline Coleman – con gái của một doanh nhân giàu có và mẹ là em dâu của thẩm phán bang Joseph Hemphill, một đồng nghiệp của ông Buchanan.

Sau một thời gian hẹn hò, năm 1819, 2 người đã đính hôn nhưng hiếm khi có cơ hội ở gần nhau do ông Buchanan thường xuyên bận rộn với công ty luật và các dự án chính trị của mình. Tại thời điểm đó, nhiều người đồn rằng ông Buchanan đến với vị hôn thê vì tài sản của gia đình cô. Cũng có người tố ông Buchanan có quan hệ tình cảm với những người phụ nữ khác. 

Sau khi bắt gặp chồng chưa cưới thăm vợ của một người bạn, cô Coleman đã hủy hôn. Chỉ ít lâu sau đó, cô này được phát hiện chết bất thường, mà theo một số người là do tự tử. Gia đình Coleman cho rằng Buchanan chính là nguyên nhân của thảm kịch nên đã ngăn không cho ông đến dự lễ tang. Buchanan được cho là đã rất đau khổ trước cái chết của vợ chưa cưới. Trong một bức thư gửi cho cha của Coleman, ông này viết rằng: “Tôi cảm thấy hạnh phúc đã rời xa tôi vĩnh viễn”.

Sau khi Coleman qua đời, Buchanan không bao giờ tán tỉnh hay tỏ thái độ có thiện cảm, quan tâm tới một người phụ nữ nào khác. Một số sử gia cho rằng, cái chết của vị hôn thê đã khiến trái tim của ông tan nát, đến mức khiến ông không thể mở lòng với bất kỳ ai và trở thành người vô tính.

Tuy nhiên, cũng có người lại nhận định ông Buchanan thực chất là người đồng tính hoặc lưỡng tính. Nhận định này được đưa ra dựa trên việc ông Buchanan đã có quan hệ rất gần gũi và thân thiết với một người đàn ông tên William Rufus King (người về sau đã trở thành phó tổng thống dưới thời tổng thống Franklin Pierce).

Hai người đàn ông này đã sống chung tại Washington trong 10 năm, từ năm 1834 cho tới khi ông King tới Pháp vào năm 1844. Nhiều người từng tiếp xúc với 2 người cho biết họ nhận thấy sự khác lạ trong cách đối xử giữa họ.

Trong một bức thư gửi tới bà Cornelia Roosevelt vào tháng 5/1844, tức khi ông King đã rời đi, ông Buchanan được cho là đã viết rằng ông cảm thấy cô đơn, không có người đồng hành, rằng ông đã cố tán tỉnh một số người đàn ông khác nhưng đều không thành công.

Năm 1853, 4 năm trước khi ông Buchanan trở thành tổng thống, ông King lâm bệnh và qua đời. Ông Buchanan, như lời thề được đưa ra khi Coleman mất, đã không bao giờ kết hôn, trở thành vị tổng thống độc thân duy nhất trong lịch sử nước Mỹ...

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.