Chuyện ở nơi có Luật khiến phụ nữ sợ... "quan hệ"

Nicaragua, quốc gia Trung Mỹ có trên 85% dân số theo Thiên Chúa giáo là một trong những nước có luật cấm phá thai hà khắc nhất trên thế giới. Quy định nghiệt ngã này không chỉ khiến phụ nữ sợ “quan hệ”, mà còn dẫn đến những nghịch lý như trường hợp nếu bà mẹ bệnh nặng, bác sĩ nước này chỉ có thể lựa chọn phương án “cứu con, bỏ mẹ”.

Nicaragua, quốc gia Trung Mỹ có trên 85% dân số theo Thiên Chúa giáo là một trong những nước có luật cấm phá thai hà khắc nhất trên thế giới. Quy định nghiệt ngã này không chỉ khiến phụ nữ sợ “quan hệ”, mà còn dẫn đến những nghịch lý như trường hợp nếu bà mẹ bệnh nặng, bác sĩ nước này chỉ có thể lựa chon phương án “cứu con, bỏ mẹ”.

Cứ phá thai là ngồi tù

Theo quy định của luật chống phá thai ban hành năm 2006 sau khi ông Daniel Ortega lên nhậm chức Tổng thống, tất cả các trường hợp phá thai bất kể vì lý do gì cũng đều là tội phạm. Cả người phá thai lẫn các bác sỹ và nhân viên y tế giúp đỡ sản phụ thực hiện “hành vi phạm tội” này đều bị phạt tù. Quy định này không loại trừ cả trường hợp việc phá bỏ thai nhi để cứu tính mạng của bà mẹ; hay phá thai là hậu quả của các vụ loạn luân hay cưỡng hiếp.

sgdgh
Ảnh minh họa

Chính vì thế, nhiều người phụ nữ tội nghiệp rơi vào các trường hợp trên vẫn phải gắng gượng sinh con, để rồi nhiều người trong số họ đã thiệt mạng. Đây cũng là một trong các yếu tố khiến số trường hợp bà mẹ tử vong sau khi sinh tại nước này trong những năm gần đây liên tục gia tăng.

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) cho thấy Nicaragua có tỷ lệ bà mẹ tử vong khi mang thai cao nhất khu vực Mỹ Latin, với khoảng 170 trường hợp trên 100 ngàn ca sinh nở. Con số này đặc biệt tăng nhanh kể từ khi nước này áp dụng Luật cấm phá thai toàn diện.

Tình hình nghiêm trọng đến mức năm 2009, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã xuất bản một bản nghiên cứu có tiêu đề "Luật cấm phá thai toàn diện tại Nicaragua: Tính mạng và sức khoẻ phụ nữ bị đe doạ, người hành nghề y bị dính vào vòng lao lý".

Người ta cho rằng, vì lý do tôn giáo, Nhà thờ chính là thế lực đứng phía sau luật cấm phá thai ở Nicaragua. Hiện chỉ có 3% số quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nước láng giềng của Nicaragua là El Salvador và Chile là có luật cấm phá thai nghiệt ngã.

Bản nghiên cứu này cáo buộc “luật cấm phá thai cực đoan của Nicragua đã tạo nên một văn hoá sợ hãi xung quanh việc mang thai thông qua việc áp đặt những chế tài hình sự chống lại các bác sỹ, y tá chữa trị cho những phụ nữ; hay các bé gái khỏi các căn bệnh như ung thư, sốt rét, HIV/AIDS; hay các bệnh về tim nếu việc chữa trị đó có thể gây ra thương tổn hay tử vong cho bào thai hoặc thai nhi”.

Nghiên cứu này cũng cho biết từ khi luật ra đời, đã có sự gia tăng báo động về số lượng trẻ vị thành viên mang thai đã “tự giải thoát” bằng cách tự sát.

"Chỉ có thể miêu tả những điều chúng tôi đã chứng kiến ở Nicaragua bằng hai từ “khủng khiếp”", bà Kate Gilmore, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Vị này cũng bức xúc nói: "Người ta ép trẻ em phải làm mẹ, trong khi phụ nữ có thai bị cự tuyệt chăm sóc y tế dù tính mạng bị đe doạ".

Bà Gilmore nói thêm: "Chính quyền còn muốn gì ở một đứa bé vô tội bị mang thai sau một vụ cưỡng bức? Rồi một bà mẹ bị từ chối chữa trị bệnh ung thư chỉ vì đang có bầu, trong khi con người khốn khổ ấy còn có những đứa con khác ở nhà?".

Hoặc giữ thai, hoặc bỏ mạng

Các con số chính thức của Nicaragua cho thấy năm 2009 nước này có 33 phụ nữ và thiếu nữ thiệt mạng khi mang thai, so với con số 20 người năm 2008. Tổng cộng đến nay đã có trên một trăm phụ nữ thiệt mạng mà nguyên nhân bị quy cho các quy định của luật phá thai. Tuy nhiên, người ta e rằng con số thực sự còn cao hơn nhiều bởi bản thân chính phủ Nicaragua cũng thừa nhận số ca tử vong khi mang thai được ghi nhận không đầy đủ.

Trước năm 2006, các trường hợp phá thai có mục đích điều trị bệnh tật vẫn được luật pháp cho phép trong một số trường hợp, nếu xét thấy việc tiếp tục mang thai có khả năng đe doạ đến tính mạng người phụ nữ. Điều này đã chấm dứt với luật cấm phá thai năm 2006.

Một phụ nữ 26 tuổi xin giấu tên cho biết chị không được chữa trị bệnh ung thư cổ tử cung bởi đang mang thai, và đã suýt chết bởi không được phép phá thai. "Khi tôi hỏi bác sỹ xem tôi phải làm gì, ông ta nói tôi chỉ có thể trông chờ ở số phận. Tôi vô cùng sốc khi nghe ông ta nói thêm rằng tôi có thể sẽ chết vì tôi sẽ không được chữa trị khi đang mang thai”, chị nói.

Trong một trường hợp khác, một phụ nữ khác cho biết khi chị cần được điều trị bệnh ung thư, các bác sĩ đã từ chối chữa trị bằng phương pháp hoá trị liệu và bức xạ bởi họ lo ngại sẽ bị nhà chức trách truy tố vì tội làm hại thai nhi.

Ông Esther Major, Chuyên gia nghiên cứu về Trung Mỹ tại Tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Thật sửng sốt khi thấy Nicaragua từ chối cung cấp cho người bệnh phương cách chữa trị có thể cứu sống họ đơn giản chỉ vì họ đang mang thai. Trường hợp của những phụ nữ trên là tiếng chuông cảnh tỉnh về tác động của luật cấm, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải bãi bỏ luật cấm này nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của những bà mẹ kém may mắn."

Ông Major nói thêm: "Việc Nicaragua cấm thực hiện các ca phá thai có tính chất điều trị bệnh lý là một xì – căng - đan về nhân quyền, nó nhạo báng ngành y học và biến luật pháp thành một vũ khí chống lại việc đem đến cho những người phụ nữ mang thai sự chăm sóc y tế thiết yếu”.

Tổ chức Ân xá Quốc tế còn cho biết luật cấm phá thai của Nicaragua thậm chí còn đi xa hơn khi trừng phạt cả các thiếu nữ hay thai phụ bị sảy thai, bởi trong nhiều trường hợp, người ta không thể phân biệt giữa việc cố ý phá bỏ thai nhi hay vô tình bị tai nạn.

Tổ chức này đang kêu gọi mọi người có hành động để huỷ bỏ ngay lập tức luật cấm này, để đảm bảo quyền được tiếp cận sự chăm sóc y tế cho các nạn nhân của các vụ cưỡng bức, loạn luân hay những người có nguy cơ tổn hại về sức khoẻ nếu tiếp tục mang thai. Đồng thời, tổ chức này còn muốn có sự bảo vệ dành cho những người lên tiếng phản đối luật cấm phá thai, cũng như sự hậu thuẫn toàn diện cho các thiếu nữ và thai phụ là nạn nhân của luật cấm quá ư hà khắc này.

Một cuộc điều tra được tiến hành gần đây cho thấy gần 80% số người Nicaragua được hỏi cho rằng luật cấm phá thai hiện hành cần được sửa đổi hoặc huỷ bỏ.

Bà Martha Maria Blandon, Giám đốc Ipas Central America, một tổ chức bảo vệ quyền sinh sản cho phụ nữ nói: "Tôi cho rằng kết quả của cuộc điều tra này cho thấy người dân Nicaragua khi đứng trước vấn đề này đã khẳng định quan điểm của mình. Đó là chính người phụ nữ mới có quyền quyết định về tính mạng mình và đứa con trong bụng, chứ quyền quyết định không nên thuộc về các quy định lỗi thời”.

Duy Quang (Pháp luật & Thời đại)



 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.