Chuyện 'lên' và 'xuống' của giá điện

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Hôm nay, nếu đúng như cam kết của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/5 thì Thanh tra Chính phủ sẽ bắt đầu phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng kiểm tra việc tăng giá điện.

Không nói ra thì ai cũng biết ngành Điện là ngành đặc biệt của đặc biệt. Hộ dân nào cũng phải sử dụng điện. Hộ sản xuất nào, điện cũng là “nguyên liệu đầu vào”. Điện là ánh sáng, là văn minh. Giá điện tăng hay giảm là vấn đề nhạy cảm của đất nước.

Chính vì thế, “quy trình điều chỉnh” giá bán điện thương phẩm được quy định rất chặt chẽ để bảo đảm không ảnh hưởng đến  sản xuất của các ngành khác, đặc biệt là túi tiền của dân và vấn đề xã hội. Điện tăng bao giờ cũng kéo theo giá cả khác tăng, ngay cả mớ rau ngoài chợ cóc.

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương tại cuộc họp báo trước khi tăng giá điện thì rất nhiều bộ, ngành, trong đó đầu tiên là Bộ này đã đánh giá tác động để trình lên Chính phủ, kể cả việc khi tăng giá điện sẽ có ảnh hưởng đến các mặt hàng khác như thế nào, ảnh hưởng đến CPI ra sao, thậm chí cả GDP… Rồi tất cả các cơ quan có thẩm định trong đó có Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và nhiều cơ quan có liên quan. Thế nhưng tại sao xã hội vẫn bị “sốc”?

Không nói thì ai cũng biết, tài nguyên thủy điện; phần lớn các nhà máy sản xuất chính, chủ yếu hiện nay; đường dây truyền tải điện là tài sản thuộc về toàn dân, Nhà nước – đại diện dân giao cho EVN quản lý, vận hành, khai thác, cung cấp điện cho xã hội và bán điện thương phẩm bảo đảm mục tiêu kinh doanh. Nói điều này để thấy, trong giá bán điện có phần người dân đáng ra được hưởng. 

Ngành Điện là ngành do tính chất đặc biệt của đặc biệt nên rất khó để cổ phần, tư nhân hóa bảo đảm sự cạnh tranh như các loại hàng hóa khác. Người tiêu dùng chỉ mong vào sự quản lý tốt của EVN, trông chờ vào sự công khai, minh bạch khi “điều chỉnh giá điện” và sự thẩm định, giám sát của các cơ quan có quyền năng.

Chợt nhớ lại khoảng thời gian 1998 – 2000, ngành Thanh tra cả nước đã thực hiện 03 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng trên phạm vi cả nước, trong đó có thanh tra ngành Điện. Biết bao sai sót, khuyết điểm về quản lý, về hạch toán không đúng đã xảy ra. Đáng tiếc, hiệu lực và hiệu quả thanh tra đối  với công tác quản lý ngành Điện không đáng bao nhiêu. Lần thanh tra giá điện này chắc cũng chưa nói lên được vấn đề gì trong cung cách quản lý của EVN.

“Đầu tuần tới sẽ triển khai, tinh thần là đảm bảo làm sao kết luận một cách chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai với các nội dung về điều chỉnh giá bán, phương pháp tính giá. Sau khi có kết luận thì sẽ công khai theo quy định” – ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói như vậy tại cuộc họp báo. Người dân hy vọng và chờ đợi để không chỉ EVN và Bộ Công Thương, các bộ, ngành khác có những bài học tốt trong quản lý lĩnh vực giá rất nhạy cảm.

Lên đã khó, xuống cũng không hề dễ.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?