Chuyện khó tin về người đàn bà bán phở chạy trốn số phận

Số phận của chị tiêu biểu cho rất nhiều phụ nữ nông thôn, sinh ra quanh quẩn ở làng quê, lấy chồng "cho khỏi ế" và quanh quẩn với đồng áng, cơm nước,phục vụ chồng và nhà chồng. Thế nhưng, chị khác họ ở chỗ đã dũng cảm phá bỏ tất cả những điều bất công với mình,làm lại cuộc đời.

Số phận của chị tiêu biểu cho rất nhiều phụ nữ nông thôn, sinh ra quanh quẩn ở làng quê, lấy chồng "cho khỏi ế" và quanh quẩn với đồng áng, cơm nước,phục vụ chồng và nhà chồng. Thế nhưng, chị khác họ ở chỗ đã dũng cảm phá bỏ tất cả những điều bất công với mình,làm lại cuộc đời. 

Chị đã quyết rũ bỏ số phận để làm lại cuộc đời
Chị đã quyết rũ bỏ số phận để làm lại cuộc đời
Đoạn đời chìm nổi
Chị tên là Lê Thị Thuý, quê Hà Tĩnh, hiện sinh sống tại đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, TPHCM với nghề bán phở. Nửa buổi sáng, giờ vắng khách, chị rót ấm nước trà, ngồi chậm rãi kể chuyện đời mình...
Chị sinh năm 1968, ở một vùng quê nghèo thuộc miền núi Hà Tĩnh, nghèo xác nghèo xơ, con người ở đây vẫn còn mang nặng nhiều định kiến và suy nghĩ cũ kĩ khó gỡ bỏ. Nhà chị Thuý không quá đông con, chỉ có ba đứa, chị là út nên được chiều hơn các anh chị, chị còn được đi học đến lớp 8, coi như học thức cao nhất làng, vì trường ở xa, bọ trẻ trong làng chỉ suốt ngày lo nuôi gà, chăn lợn phụ giúp bố mẹ.
Chị khác nhiều với những đứa trẻ trong làng vì chị thích đọc sách, thi đi học, hay mơ mộng, việc nhà thì ngoài thái rau lợn, đi nhặt củi chị cũng chẳng phải làm gì nhiều.  Mơ ước của chị là lớn lên đi học sư phạm để làm cô giáo. Bởi vậy, lớn lên, chị hay có mơ ước đi xa, nhìn quanh thấy trai làng chỉ tầm thường, bao nhiêu người đeo đuổi chị chẳng chịu yêu ai. Nhưng với gia đình chị, cho con gái đi xa là chuyện "không tưởng". 
Đến năm 20 tuổi, con gái trong làng lần lượt lấy chồng hết, còn lại chị bị dè bỉu là "gái già". Gia đình bắt đầu sốt ruột, hối thúc. Đến năm chị 22 tuổi, tức năm 1990, bố chị kiên quyết bắt chị đi lấy chồng. Khóc lóc, vật vã, trốn chạy rồi cũng không qua quyền của cha mẹ, lệ làng lệ xóm, chị đành phải gạt nước mắt chấp thuận. Chồng chị ở làng bên, con trai một nhà nhiều ruộng, lắm trâu, đông con, cha mẹ chị rất ưng ý.
Lấy chồng rồi những chuỗi ngày mơ mộng, thong thả chính thức kết thúc. Nhà chồng chị có 7 anh em, ba dâu ở chung nữa, cộng với cha mẹ và bà nội chồng cả thảy 10 người dưới một mái nhà. Là dâu út, chị thường xuyên bị các chị dâu bắt nạt, họ bảo chị là đồ "tiểu thư nông dân", đồ ăn trắng mặc trơn vụng về ,vô tích sự. Chị làm việc gì cũng bị họ chế giễu, tìm cách phá hoại. Cha mẹ chồng chẳng những không bênh mà còn nhiếc móc chị.
Chồng chị thì lầm lầm lì lì, cả ngày chỉ biết vác cày ra đồng, tối vác về, ngồi trà rượu với bố chồng, rồi vào giường ngủ, thế là xong. Cứ thế chị sống trong ghẻ lạnh của gia đình nhà chồng, vì chị quá khác họ, sự lạnh nhạt vô cảm của người chồng và những công việc đồng áng nặng nhọc oằn vai. Có những lúc chị buồn tủi quá vì bị bắt nạt, bị chửi mắng, chị trốn về nhà khóc với mẹ, nhưng bố chị phát hiện, đánh đuổi đi, vì "mày đã là dâu con người ta, không được hễ tí chạy về nhà thì người ta chửi nhơ cái mặt tao".
Niềm ai ủi duy nhất của chị là những quyển sách chị tích cóp mua được mỗi lần đi chợ bán gà, bán rau. Chị giấu giấu giếm giếm, đêm chong đèn đọc một mình. Có khi nửa đêm chồng tỉnh dậy thấy, vứt luôn quyển sách ra cửa sổ. Chị Thuý kể, có lần chị mải mê đọc Cây phong non trùm khăn đỏ của Nga đến mức quên bẵng, làm trào gần nửa nồi cám lợn,   Chồng chị đánh cho chị một trận nên thân, còn mẹ chồng thì vào buồng lục lọi tất cả sách chị giấu dưới gầm giường đem đốt sạch trước mắt chị...
Có lẽ áp lực tinh thần cộng với làm lụng vất vả mà lấy chồng hơn ba năm chị vẫn chưa sinh con. Thế là chị trở thành tâm điểm của sự móc méo, xiên xỏ của nhà chồng. Mẹ chồng và các chị dâu thì đi đâu cũng rêu rao là "nhà vô phúc có con dâu bị điếc". Đến năm  1995 thì chị có thai. Nhưng một lần chồng chị say rượu về, tát chị ngã vào cánh cửa, đứa trẻ đã ra đi khi chưa tượng hình...
Thời điểm chị đang đau khổ nhất thì lại nhận được nhiều nhất sự ghẻ lạnh của nhà chồng. Chồng chị lúc này bắt đầu cặp kè lén lút với một phụ nữ quá lứa làng bên. Chị biết nhưng mỗi lần nhắc tới là bị chồng đánh, gia đình chồng chửi mắng. Họ lấy lý do chị không thể có con thì phải im lặng để chồng đi kiếm con.
Chạy trốn số phận
Những ngày đoạ đày đó chị tìm niềm vui bằng cách tham gia Hội phụ nữ ở thôn. Tại đây, chị sống trong sự yêu thương, chia sẻ của các chị em hội viên. Chị Hà Thị Diệu, Hội trưởng, sau khi nghe tình cảnh của chị, đã đến nhà khuyên gia đình chồng và chồng chị, những mỗi lần chị em Hội phụ nữ ra về thì chị còn nhận những trận đòn đau hơn.
Một lần, chồng chị bỏ nhà đến ở với "vợ bé" mấy ngày liền, khi về kiếm chuyện đánh đập chị. Quá tức giận. Chị xô anh ta ngã đập đầu vào tường, máu lênh láng. Chồng chị nhào dậy, cầm cuốc đuổi, cùng lúc cả gia đình nhà chồng chạy xô ra, hô lên là chị giết chồng. Chị được các chị em Hội phụ nữ che giấu, rồi trong đêm, chị bắt chuyến xe vào Nam.
Vào đến TPHCM, chị đến nhà người bà con của chị Diệu tá túc. Sau đó, chị xin vào phụ bán quán phở, rồi nhờ dành dụm giỏi, đến năm 2002, chị đã mở được cho mình một quán phở nho nhỏ ở Thủ Đức. Năm 2003 chị mới quay về quê sau bao năm bỏ trốn, thăm cha mẹ, anh chị và thực hiện thủ tục ly hôn với chồng. Chồng chị lúc này đã có vợ mới, có con, và hoá ra anh ta đã làm đơn xin ly hôn đơn phương với chị từ mấy năm trước.
Thế là mọi chuyện ở quê giải quyết xong, chị quay vào thành phố. Một thời gian sau, chị quen với chồng chị bây giờ, anh là thợ điện ở quận 9, cũng một đời vợ, nhưng vợ và con đã mất sau một tai nạn giao thông. Họ cưới nhau bằng một bữa cơm đầm ấm rồi dọn về sống chung ở quận 9. Chị dời quán Phở của mình về đường Đỗ Xuân Hợp cũng vì thế. 
Chị bảo: "Chồng tôi bây giờ rất hiền từ, yêu thương và tôn trọng vợ. Tôi, từ cuộc hôn nhân ngày xưa cũng rút ra một điều là mình không được nhu nhược, cam chịu quá mức, người ta vừa không thương mình, mà còn coi thường mình nữa".
Chị kể thêm: "Mấy đợt tôi về thăm quê, thấy quê mình nay đã khác hẳn. Không còn chuyện ép gả, rồi chuyện con gái lấy chồng phải bị đoạ, bị cả nhà chồng bắt nạt như xưa. Thế nhưng chuyện các cô gái nông thôn lấy chồng sớm, rồi chồng sa ào rượu chè, bạo hành vợ thì vẫn còn nhiều lắm, chỗ nào cũng có. Con bé cháu tôi năm nay mới hai mươi mà đã một nách hai con. Lại bị thằng chồng say xỉn đánh suốt ngày. Nó bảo tôi: Cháu muốn được như cô, dám bỏ đi để thay đổi cuộc sống. Nhưng cháu bây giờ hai đứa con rồi, có nổi loạn cũng không được. Cháu tiếc giá ngày xưa như chúng bạn, học hành đàng hoàng, đừng đi lấy chồng sớm như thế thì đâu đến nỗi”. Tôi thấy rằng, phụ nữ nông thôn vẫn chưa "giải phóng" được nhiều lắm. Giúp đỡ được họ thay đổi suy nghĩ để sống hạnh phúc hơn không dễ, trước hết nhờ rất nhiều vào các chị Hội phụ phụ nữ như tôi đã từng được tận tình giúp đỡ ngày xưa...". Chị kết thúc câu chuyện của mình như thế. 
Trân Trân

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.