Chuyện kể về Hoàng Sa

Nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng tôi đã gặp cụ Lê Đình Siêu, nguyên Giám đốc Công an Quảng Nam-Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (hiện trú tại phường Hải Châu 1) và được nghe cụ kể lại nhiều mẩu chuyện về những ngày mùa thu lịch sử ở Đà Nẵng, trong đó có những chuyện về quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng tôi đã gặp cụ Lê Đình Siêu, nguyên Giám đốc Công an Quảng Nam-Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (hiện trú tại phường Hải Châu 1) và được nghe cụ kể lại nhiều mẩu chuyện về những ngày mùa thu lịch sử ở Đà Nẵng, trong đó có những chuyện về quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Cụ Lê Đình Siêu.
Cụ Lê Đình Siêu.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến đầu năm 1939, Toàn quyền Đông Dương Fules Brévie ra Nghị định chia quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam) làm hai đơn vị hành chính, lấy tên là Délégation du croissant etdependances và Délégation le I,Amphitritite etdependances, trụ sở hai đơn vị này đặt tại đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm.

Bấy giờ, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những hành động xâm phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, bị triều đình Việt Nam và cả Chính phủ Pháp phản đối kịch liệt. Pháp đã gửi công hàm cho sứ quán Trung Quốc tại Paris, đưa ra những chứng cứ xác định Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Báo chí trong nước cũng lên tiếng phản đối gay gắt. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, hồi đó là Chủ nhiệm báo Tiếng Dân đã dẫn nhiều tư liệu lịch sử như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Cống hạ ký văn” của Trương Quốc Dụng, “Việt sử cương giám” của Nguyễn Thông... để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thời gian này, phát xít Nhật điên cuồng chuẩn bị chiến tranh và năm 1939, lực lượng hải quân của chúng đã chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến khi phe Đồng minh tấn công phát-xít, căn cứ quân sự của Nhật đóng ở Hoàng Sa bị máy bay Đồng minh oanh tạc dữ dội. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), những nhân viên do Pháp cử ra làm việc và lính khố xanh của Pháp đóng ở Hoàng Sa đã kiếm gỗ kết thành bè trốn về đất liền.

Sau khi nhân dân Việt Nam trong đất liền nổi dậy giành chính quyền thắng lợi, đồng bào ở Hoàng Sa (lúc đó có 300 người dân sống ở Hoàng Sa) liên tiếp cử 2 đoàn đại biểu vào Đà Nẵng và xin sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Đà Nẵng. Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Đà Nẵng tiếp đón chu đáo và nói rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta coi Hoàng Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Kế đó, vào tháng 4 và tháng 5-1946, Ủy ban Nhân dân cách mạng thành phố Đà Nẵng đã cử hai đoàn cán bộ ra quần đảo Hoàng Sa. Đoàn đầu tiên do kỹ sư Phan Niên-Phó ty Công chánh làm Trưởng đoàn ra làm nhiệm vụ tiếp quản. Đoàn thứ hai do Trưởng ty Cứu tế xã hội Nguyễn Đình Liệu dẫn đầu, mang theo nhiều lương thực, thực phẩm, thuốc men để hỗ trợ cho đồng bào ở Hoàng Sa.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, việc liên lạc giữa đất liền và Hoàng Sa có bị gián đoạn, nhưng chỉ ít lâu sau đã được khôi phục lại. Đến khoảng năm 1950, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Đà Nẵng, do đồng chí Chế Viết Tấn làm Chủ tịch đã ra Quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Hoàng Sa (gồm 5 người) và giao nhiệm vụ khẩn trương tổ chức thành lập tại Hoàng Sa một trung đội dân quân chiến đấu.

Sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa hải quân ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, lập Hoàng Sa thành một xã, lấy tên là xã Định Hải, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1969, chính quyền Sài Sòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long trong đất liền (cũng thuộc quận Hòa Vang). Tháng 1-1974, quân Trung Quốc đã xâm chiếm Hoàng Sa (do quân đội Sài Gòn đang đóng giữ) và chiếm giữ trái phép Hoàng Sa từ ngày ấy. 

      

Bài và ảnh: MINH NGỌC

(Viết theo lời kể của cụ Lê Đình Siêu và đã đối chiếu với tư liệu lịch sử về Đà Nẵng)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.