Chuyện kể của những người thầy thầm lặng

Các thầy, cô dạy trẻ khuyết tật xúc động trong buổi lễ tri ân.
Các thầy, cô dạy trẻ khuyết tật xúc động trong buổi lễ tri ân.
(PLO) -Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2018” do TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long đã được tổ chức để tuyên dương các thầy, cô giáo dạy trẻ khuyết tật trong niềm rưng rưng xúc động. 48 thầy cô khi về Hà Nội đều mong ước có dịp cho học trò của mình cũng được biết Lăng Bác. Và dù dạy trẻ khuyết tật, vất vả trăm bề nhưng không một thầy cô nào hối tiếc…

“Tôi đã chọn đúng đường!”

Thầy Nguyễn Thái Dương, SN 1979 (ở Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật-Đắk Lắk) khá đặc biệt khi thầy là thầy giáo khuyết tật dạy trẻ khuyết tật. Dù khi sinh ra là đứa trẻ bình thường, nhưng sau một cơn sốt bại liệt năm lên 2 tuổi, cậu bé Dương đã bị liệt chân bên phải. Và rồi ròng rã suốt 4 năm chữa chạy, đến năm 6 tuổi cậu bé có thể đi lại được và đi học.

Nhưng suốt thời gian học tiểu học rồi đến THCS và THPT là thời gian cậu bé luôn sống trong mặc cảm, tự ti bởi những chọc ghẹo của bạn bè. Những gian khó của một đứa trẻ khuyết tật sống xa nhà đã giúp thầy Dương hình thành tính kiên nhẫn và nghị lực phi thường. Năm 2003 thầy tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật.

Khi dạy nhạc cho các em học sinh khiếm thị, khiếm thính, down, tự kỉ, thiểu năng trí tuệ... thầy Dương thấy mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều những mảnh đời khác. Bởi thầy biết, những em khiếm thị luôn sống nặng nội tâm và ao ước được nhìn thấy ánh mặt trời. Các em khiếm thính mơ ước được nghe tiếng nói của cha mẹ....

Thầy chia sẻ: “Đối với các em khiếm thị, khiếm thính tôi thấy thương các em nhiều vì các em là những con người có cảm xúc. Nhưng với các em tự kỉ, down và thiểu năng trí tuệ, tôi cảm thấy thương cha mẹ các em nhiều hơn vì nỗi đau này sẽ đi theo cha mẹ đến suốt cuộc đời. Đối với những em này tôi không biết rõ được phương pháp dạy nào là tốt nhất cho các em.

Tôi chỉ biết tìm tòi trong âm nhạc, những bản nhạc giúp các em thư giãn, xoa dịu các em để cho các em không lên các cơn tăng động. Mặc dù trong quá trình dạy tôi gặp nhiều khó khăn như: đi lại khó khăn hay học sinh gào thét, đi vệ sinh trong tiết học một cách vô thức mà phải dừng cả buổi học để dọn vệ sinh cho các em.

Thời gian đầu cũng có lúc tôi nản lòng nhưng tôi vẫn luôn tự động viên mình rằng: Mình đang có gia đình hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh là hạnh phúc hơn rất nhiều gia đình các em khuyết tật rồi. Tôi chỉ biết giúp các em hết sức trong khả năng và sức khỏe của mình…”.

Tương tự, thầy Trần Thanh Tùng ở Trường Khiếm thính Hải Phòng nhớ lại những mặc cảm ngày đầu mới bước chân vào nghề: “Tôi thường dành thời gian để bên trẻ vào những lúc rảnh rỗi để cùng chơi, cùng trò chuyện, cùng học tập, có khi cùng các con gấp lại ngăn quần áo cá nhân, cùng quét nhà, cùng dọn dẹp, cùng tưới cây, cùng tập thể dục, cùng nhâm nhi những cái bánh, cái kẹo…

Sau khoảng một năm học, các em đã biết tự đi vệ sinh, xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, biết ngồi yên trong lớp và hợp tác với giáo viên trong học tập. Trong lớp học, có những tiết học vô cùng yên ắng, không có những âm thanh phát biểu của các em, không có những âm thanh giảng bài của thầy cô trên bục giảng, thầy và trò nói chuyện, trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Dù đã 10 năm làm công tác giáo dục những em học sinh mà xã hội gọi là “đặc biệt”, tôi vẫn luôn thầm khẳng định với bản thân mình rằng tôi đã chọn đúng con đường đã đi và không bao giờ cảm thấy hối tiếc”.

Sẵn sàng đánh đổi để được thắp lên niềm vui, ước mơ

Cô Nguyễn Thị Hòa - giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (ở Bắc Quang, Hà Giang) là người Tứ Kỳ, Hải Dương. Từ năm 2004, trong một lần lên thăm người bà con ở huyện Bắc Quang, cô đã ở lại công tác tại mảnh đất núi rừng này. Năm học nào mỗi lớp cô chủ nhiệm đều có thêm một học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Mặc dù khó khăn nhưng cũng xúc động đến rơi nước mắt khi niềm vui đơn giản chỉ là khi em học sinh đó đã nhớ và  biết viết được đầy đủ họ tên của cô giáo dạy mình; viết được tên bố mẹ mình, viết được tên bản thân. Và nữa là niềm vui chỉ là em học sinh đó đã chịu ngồi im lắng nghe cô giáo giảng bài, cũng có thể em chỉ hiểu đôi lời cô nói.

Đôi khi niềm vui lại đến từ một hành động tưởng chừng như vô cùng nhỏ bé của học sinh khi đã hái một bông hoa dại bên đường mang đến tặng cô nhân ngày 20/11,... “Chỉ thế thôi cũng đủ để bản thân tôi thấy vui và hạnh phúc lắm rồi.  Có lẽ vậy mà tôi luôn tâm niệm cho đi là còn mãi” - cô bày tỏ. 

Còn cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân được điều động về làm việc tại Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái. Có một kỉ niệm mà cô Ái Vân nhớ mãi, khi mới về trung tâm, giờ dạy đầu tiên của cô là môn Sinh học lớp 7.

Cô Ái Vân bên học trò
Cô Ái Vân bên học trò

Khi đã vào lớp, một nam học sinh đến muộn với dáng vẻ khệnh khạng, mặt đỏ bừng. Lúc đó, cô khá bực mình và cho rằng em học sinh đó cố tình trêu chọc nên tiếng to và yêu cầu em đi nghiêm túc, thẳng người vào lớp. Khi biết em đó có tật ở chân khiến việc đi lại rất khó khăn, cô Vân rất ngượng ngùng. “Tôi vội xin lỗi em, nhưng cảm giác ngượng ngùng, áy náy cứ đeo bám tôi nhiều ngày sau đó”, cô Vân nói.

Trong 16 năm gắn bó những ca trực quản sinh vất vả kéo dài từ 6g sáng đến 6g tối, những lúc học trò đòi bỏ trốn, không chịu học bài,… không làm nản lòng cô Vân. “Tôi luôn tin rằng ngọn nến thẳng hay cong, khi được thắp lên thì đều cháy sáng lung linh. Và tôi sẵn sàng đánh đổi để được thắp lên niềm vui, ước mơ cho những đứa trẻ đặc biệt. Dạy dỗ các em, tôi có được niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có” - cô Vân nói.

Cô Đinh Thị Phú Hiền ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi - tàn tật Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), tình nguyện về công tác tại Trung tâm từ năm 2000. Kỷ niệm mà cô nhớ nhất cách đây 7 năm, về một học sinh bị câm điếc tính rất ngang. “Gia đình rất muốn cho em học một nghề gì đó, trường mở nghề may nhưng ban đầu em đó cũng không thích học. Vì vậy, đến trường em chỉ phá phách. Cô gọi lên học thì trốn vào trong nhà vệ sinh. Khi gọi ra thì em lấy chổi trong đó ném vào người cô giáo”, cô Hiền kể lại.

Liên tục trong một tháng, cứ đến trung tâm là học sinh này trốn trong nhà vệ sinh và ném chổi ra như vậy để chống đối. Cô Hiền phải tìm cách thuyết phục để em hiểu sự quan trọng của học nghề, sau này tự đi làm nuôi sống được bản thân, không phụ thuộc ai suốt đời. Sau đó, cô Hiền thuyết phục em vượt qua mặc cảm về bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Hiện học sinh này đã được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy ở miền Nam.

Không chỉ dạy các em về kỹ năng sống, từ tình yêu nghề, cô Hiền đã “truyền lửa” được cho nhiều thế hệ học sinh khuyết tật, thắp lên cho các em những ước mơ về tương lai tươi sáng. “Dạy nghề cho học sinh khiếm thính rất quan trọng vì với các em có được một nghề trong tay, sau này sẽ tự đi làm nuôi sống được bản thân.

Nhưng quan trọng nhất là phải động viên các em vượt qua những thiếu thốn vật chất, mặc cảm về bản thân để nuôi dưỡng ước mơ của mình. Từ đó dần dần biến ước mơ thành hiện thực, trở thành người có ích cho xã hội”, cô Hiền chia sẻ.

Hiện một số em tự mở xưởng may quần áo, đi làm ở các khu công nghiệp, có thu nhập ổn định. “Một số em khi tổ chức đám cưới đã trở về trường gửi những tấm thiệp hồng mời cô giáo dự ngày vui của các em, tôi không cầm được nước mắt.

Bao khó khăn, vất vả, những nỗ lực cố gắng dường như đã được đền đáp bằng những nụ cười, bằng hạnh phúc của các em. Tôi tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng đem những gì mình đã học hỏi được, mình đã trải qua, tiếp tục giúp đỡ được phần nào cho những thiệt thòi của các em học sinh khuyết tật”, cô Hiền xúc động nói. 

Mong mọi người cùng hiểu và thương các em

Đó là mong muốn của nhiều thầy, cô giáo dạy trẻ khuyết tật. Cách đây 10 năm, khi được phân công dạy tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), cô Phạm Thị Thu Thanh không chia sẻ chuyện mình nhận dạy ở trường khiếm thị vì sợ gia đình lo lắng và mỗi ngày, cô Thanh đi xe buýt khoảng 20km đến trường.

Suốt tuần đầu tiên dù bị sốc vì công việc dạy trẻ khiếm thị quá vất vả, cô Thanh vẫn kiên trì bám trụ với nghề. Cô Thanh cho biết chính tinh thần lạc quan và nghị lực vươn lên trở thành người có ích của các học trò khiếm thị là động lực để cô Thanh không từ bỏ công việc. “Nhiều lần tôi ứa nước mắt khi nghe học trò nói: “Cô ơi, đừng bỏ trường vì cô không dạy thì không có ai dạy. Vì vậy, tôi mong các bạn trẻ học ngành sư phạm hãy đến trường để tìm hiểu thêm về công việc này” – cô Thanh chia sẻ.

Cô giáo Phạm Thị Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Đông Mai (Quảng Ninh) thì kể về nhiều trường hợp cụ thể mà phụ huynh không thừa nhận con em khuyết tật, dẫn tới việc trẻ không nhận được giấy chứng nhận khuyết tật, không có được sự chăm sóc, giáo dục đặc biệt.

Chia sẻ với cô giáo Thảo, nhiều giáo viên khác cũng gặp trường hợp tương tự, phụ huynh né tránh, không thừa nhận con em có khiếm khuyết nên trẻ không được hỗ trợ kịp thời cũng như không được hưởng chính sách riêng dành cho học sinh khuyết tật nên đó là thiệt thòi của các em… 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...