Chuyện chưa kể về những chiến sỹ cảnh sát hỗ trợ Tư pháp

Ở Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội, có một lực lượng chuyên trách dẫn giải can phạm đi xét xử ở tòa, áp giải phạm nhân đi chấp hành án ở các trại giam, đó là Đội Cảnh sát bảo vệ số 1. Đội có gần 100 người với nhiệm vụ: dẫn giải phạm nhân có án đi chấp hành án tại các trại giam; dẫn giải can phạm đã xét xử đi Trại giam số 2; đi trích xuất can phạm - phạm nhân từ các trại giam về phục vụ công tác điều tra - truy tố và xét xử; dẫn giải can phạm đi khám bệnh tại các bệnh viện và canh gác can phạm - phạm nhân điều trị tại bệnh viện…

Ở Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội, có một lực lượng chuyên trách dẫn giải can phạm đi xét xử ở tòa, áp giải phạm nhân đi chấp hành án ở các trại giam, đó là Đội Cảnh sát bảo vệ số 1. Đội có gần 100 người với nhiệm vụ: dẫn giải phạm nhân có án đi chấp hành án tại các trại giam; dẫn giải can phạm đã xét xử đi Trại giam số 2; đi trích xuất can phạm - phạm nhân từ các trại giam về phục vụ công tác điều tra - truy tố và xét xử; dẫn giải can phạm đi khám bệnh tại các bệnh viện và canh gác can phạm - phạm nhân điều trị tại bệnh viện… 

Cảnh sát dẫn giải can phạm vụ mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em. Ảnh: An ninh thế giới.
Cảnh sát dẫn giải can phạm vụ mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em. Ảnh: An ninh thế giới.
30 năm công tác ở Trại tạm giam số 1, đại úy Phăng có tới gần 20 năm làm cảnh sát bảo vệ. Theo anh, làm nghề này vừa phải kiên quyết nhưng cũng lại phải biết… nhịn, can phạm và người nhà can phạm, người nhà nạn nhân. Việc bị họ khiêu khích, thậm chí chửi rủa là chuyện không hiếm. Lúc ấy mà nổi khùng lên đánh lại có khi mình lại trở thành can phạm ngay, nên vẫn phải bình tĩnh, kiên quyết xử lý nhưng phải đúng pháp luật.
Mấy năm trước, TAND TP Hà Nội xét xử bị cáo Đặng Tuấn Dũng (trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên) phạm tội giết người. Tòa vừa khai mạc thì Dũng bất ngờ đưa ngón tay lên… làm súng rồi bắn. Thỉnh thoảng Dũng còn ngồi bệt xuống đất nhặt rác cho vào mồm nhai. Tình huống này khiến chủ tọa cũng lúng túng. "Bắt bài" được kẻ giả điên này, anh em vừa giải thích nhưng kiên quyết yêu cầu Dũng chấp hành quy định của tòa.
Khó khăn mà các anh hàng ngày phải đối mặt khi làm nhiệm vụ chính là tâm lý không ổn định của các can phạm. Sau một thời gian bị tạm giam, can phạm thường có những thay đổi tâm lý rất phức tạp, nên có thể xảy ra tình huống bất ngờ nơi xét xử. Cách đây khá lâu, tại phòng xử trên tầng 2 ở TAND Hà Nội, trong lúc chủ tọa phiên tòa đang thẩm vấn những người liên quan thì bị cáo bất ngờ lao đến cửa sổ nhảy xuống đất để chạy trốn. Đã có bị cáo tìm cách tự sát ngay tại tòa bằng cách lao đầu vào tường…
Đơn giản nhất là chuyện can phạm cần đi "giải quyết nỗi buồn" tại tòa. Trước khi cho bị cáo vào nhà vệ sinh, cán bộ cũng phải vào kiểm tra trước, rồi trực bên ngoài. Với can phạm là nữ, ngoài việc vào kiểm tra để đảm bảo thân nhân can phạm không "gửi gắm" sẵn vài vật cấm trong nhà vệ sinh, thì khi "giải quyết nhu cầu", can phạm không được khóa, chốt cửa, cán bộ dẫn giải đứng canh bên ngoài. Nguyên tắc này không chỉ phòng ngừa can phạm bỏ trốn, hay "tranh thủ có thai" nhằm thoát án tử mà còn ngăn chặn thông cung…
Ngoài dẫn giải can phạm ra tòa, cán bộ có những chuyến dẫn giải phạm nhân đến các trại giam để thi hành án. Có chuyến anh em đưa phạm nhân toàn án chung thân đi trại, trên đường đi, những kẻ này tìm đủ cách để hành cán bộ dẫn giải, thậm chí sau khi đi vệ sinh, họ đổ luôn thùng nước thải ấy ra xe. Vì thế, đội trưởng ngồi nhà cứ phải hỏi thăm anh em suốt chặng đường. Chỉ khi nào anh em về đến "nhà" báo cáo kết thúc chuyến công tác mới yên tâm.
Ngoài dẫn giải can phạm đi tòa, một trong số những công việc hàng ngày của Đội cảnh sát bảo vệ số 1 là kiểm tra buồng giam tử tù. Trước kia, khi việc thi hành án tử hình còn áp dụng phương pháp bắn, thì Đội có nhiệm vụ bảo vệ pháp trường, dẫn giải phạm nhân từ buồng giam ra trường bắn và làm các công tác chuẩn bị cho việc thi hành án.
Nhắc lại chuyện đưa tử tù ra pháp trường, trung tá, Đội phó Vũ Đức Thể vẫn nhớ hai phạm nhân trong vụ án ma túy Vũ Xuân Trường, đó là Xiêng Phênh và Lại Thị Ngấn. Hôm đưa tử tù Xiêng Phênh đi thi hành án, sau khi vui vẻ ăn hết cả suất xôi gà, Xiêng Phênh vẫn cười vì không nghĩ mình bị đưa đi xử bắn.
Chỉ tới khi cảnh sát bịt mắt chuẩn bị đưa ra pháp trường thì anh ta mới biết mình sắp chết. Mặt mũi tái mét, Xiêng Phênh xin được khai thêm đồng bọn. Và từ buổi thi hành án hụt ấy mà cả đường dây buôn bán ma túy của Vũ Xuân Trường đã bị triệt phá. Còn Lại Thị Ngấn là tử tù hiếm hoi đã ngất ngay sau khi được cán bộ thông báo đi thi hành án.
Trong lịch trực của chỉ huy đội, ngày nào cũng có một mục là đi kiểm tra ở… bệnh viện dù ở trại cũng có khu bệnh xá, có đội ngũ y, bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các can phạm, phạm nhân. Nhiều năm nay, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trở thành "đầu mối" tiếp nhận những bệnh nhân đặc biệt mà trại đưa ra. Từ đây, nếu bệnh viện điều trị được thì sẽ ở lại, nếu cần chuyên khoa sâu hơn, bác sĩ sẽ làm hồ sơ chuyển tiếp, và dĩ nhiên, phạm đi điều trị ở bệnh viện nào thì cán bộ phải đi theo canh gác.
Nhưng, với cánh đàn ông, đi canh phạm nằm viện cũng chưa bằng đưa phạm đi… khám thai và đi đẻ. Hầu như năm nào trại cũng tiếp nhận vài trường hợp can phạm, phạm nhân nữ bụng mang dạ chửa. Những lúc ấy có cán bộ nữ thì đỡ phiền toái được bao nhiêu, nhưng trong khi chờ, anh em cứ phải thay phiên nhau đi. Tháng 5 vừa rồi, sau khi tiếp nhận phạm nhân Phùng Thị Tho vào thụ án 24 tháng, lúc này đã có thai 27 tuần. Vì sức khỏe yếu nên sau khi đưa vào Bệnh viện Hà Đông nằm đúng nửa tháng, Ban giám thị đã phải làm văn bản báo cáo 3 ngành nội chính cho cô này tạm đình chỉ thi hành án để về nhà sinh con.
Đã hơn 10 năm nay, anh Phăng đeo quân hàm đại úy và "cũng chỉ đến thế thôi, lương cũng chỉnh đến hết khung rồi". Chỉ hai năm nữa là anh về hưu. Nhưng chẳng riêng gì anh, ở đội này, còn rất nhiều người như vậy vì trong số hơn 30 sĩ quan, chỉ có 9 người đeo quân hàm cấp tá. Nhưng, "đã mang cái nghiệp vào thân", họ vẫn đang làm công việc mà không phải ai cũng biết này.
Theo An ninh thế giới

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.