Chuyện chép từ những miền thiêng

 Mỗi dân tộc thiểu số mang theo những câu chuyện về tập tục, bản sắc văn hóa riêng biệt.
Mỗi dân tộc thiểu số mang theo những câu chuyện về tập tục, bản sắc văn hóa riêng biệt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tôi tin tôi có thể” là câu chuyện mang những sắc màu bản địa. Chúng ta khi đặt chân tới mỗi miền đất, các dân tộc thiểu số đều bất ngờ và tôn trọng những tập tục từ thẳm sâu các nền văn hóa các dân tộc anh em…

Có thể sống bằng… niềm tin!

Trong những lần được tổ chức (trực tiếp và trực tuyến), chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, giới chuyên gia nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, cũng như các tổ chức quan tâm tới bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn với chủ đề “Dùng trái tim soi việc đúng”, câu chuyện về bộ trang phục Chăm luôn khoác trên mình của anh Jaka (Bình Thuận) mang đến cho người nghe những suy tư khác nhau về đạo đức. Với anh, khoảnh khắc được nghe câu chuyện về ngôn ngữ Chăm đang dần bị thất truyền là giây phút anh được thức tỉnh, sau đó quyết định về quê hương sống và gìn giữ văn hóa của dân tộc mình.

Một lần khi tham dự một đám cưới, có một người bác thấy anh mặc trang phục Chăm như vậy đã tát anh và hỏi tại sao anh không mặc quần áo sơ mi để tiếp tục học hành, trở thành giáo sư, tiến sĩ có quyền, có chức mà lại về nơi nắng gió, một nơi ai cũng muốn bỏ đi như nơi này?

Anh Jaka chia sẻ dù cách hành xử khi đó của bác có vẻ không đúng nhưng anh hiểu vì bác thương mình nên mới làm như vậy nên anh không giận bác.

Với anh Nguyễn Đức Thành, đó là một khoảnh khắc mang rất nhiều xúc cảm về đạo đức khi người bác lo lắng cho tương lai của Jaka, bác nghĩ cháu mình nên đi theo con đường như số đông để được ổn định. Ở vị trí của người bác thì đó là có đạo đức, còn Jaka lại đang thực hiện đạo đức của một người con giữ gìn văn hóa của dân tộc Chăm.

Sự kiên nhẫn và lắng nghe cơn giận dữ của người bác của Jaka là cách ứng xử rất trưởng thành, không phải ai cũng có thể làm như vậy. Một ngày ai cũng phải đối diện với những khoảnh khắc chất vấn về cái đúng sai, không phải khi nào nhanh chóng đi đến sự quyết định cũng là tốt, đôi khi cần phải trì hoãn để có được khoảnh khắc đạo đức.

Còn chị H’Nưn Mlo chia sẻ câu chuyện về con nuôi, con đẻ ở dân tộc Ê Đê mình: “Kể cả bé người Kinh hay người Pháp, người Mỹ thì một khi đã đặt chân vào trong lòng mình thì đều là con mình, khi đã được nhận nuôi thì con sẽ là con của gia đình, bất kì thứ gì trong gia đình, là một cái chiêng hay một con gà thì đều là của con. Sau này khi con trưởng thành thì phụng dưỡng mẹ đến cuối đời và tất cả tài sản đều là của con”.

Anh Tòng Văn Hân, người dân tộc Thái mang đến câu chuyện về sự có mặt của hồn vía trong mỗi con người. Theo quan niệm của người Thái thì từ khi con người lọt lòng mẹ thì được một thế lực siêu nhiên ban phát hồn vía cho mình, từ tóc đến tận ngón chân đều có hồn vía gắn cùng.

Quan niệm về hồn vía dẫn lối cho người Thái có cách hành xử với môi trường và cộng đồng tốt hơn. Bởi quan niệm cây cối hay nguồn suối cũng có hồn vía, nên họ luôn xin trước khi hái quả, kiêng kị không chặt cây, chặt cành của cây chua, cây ngọt. Bởi quan niệm có thần nước trú ngụ ở rừng đầu nguồn, nên khi vào đó người ta sợ và phải giữ gìn để nguồn suối trong lành mãi mãi, kiêng kị làm những điều ô uế với nguồn suối.

Với cộng đồng, hồn vía của cá nhân liên kết với hồn vía cộng đồng, hồn vía của một bản liên kết với nhau, khi hồn vía của một ai đó tự ái thì họ sẽ bị ốm, khi đó cộng đồng sẽ đến để chăm coi động viên, ban đêm tránh hiu quạnh các nhà xung quanh đến đốt lửa trực đêm. Người ta quan niệm có nhiều hồn vía bảo vệ thì người ốm sẽ mau lành, cúng để cho hồn vía quay trở về, cho hồn vía ăn no, ăn ngon thì hồn vía sẽ quay trở về với cơ thể.

Chính vì lẽ đó, từ quan niệm về hồn vía bên trong mình mà họ không làm những việc trái đạo đức, làm hại cộng đồng mình bởi làm như vậy sẽ khiến hồn vía của họ tự ái. Người ta cũng không chửi bới hay phán xét mà thương cho người đó vì có khi họ nghèo nên mới làm vậy. Người Thái chọn cách hành xử như vậy là bắt nguồn từ “Hùa mốc hùa chàư”, tức là từ tấm lòng và trái tim!

Không gian thiêng có còn?

Đi qua những “Cuộc gặp của những diễn ngôn” và “Khoảnh khắc đạo đức”, năm qua “ Mạch ngầm phù sa” đã mang đến câu chuyện về sự phát triển và giữ gìn bản sắc với những sắc màu khác nhau.

Nghi lễ nông nghiệp của người Chăm ở Ninh Thuận.

Nghi lễ nông nghiệp của người Chăm ở Ninh Thuận.

Anh Tòng Văn Hân, người dân tộc Thái - Điện Biên mang đến chia sẻ thú vị rằng người Thái không có một từ chung để nói về phát triển mà tuỳ theo từng sự vật, hiện tượng mà có từ riêng để nói về. Ví dụ nói về chăn nuôi, phát triển thì có từ trong tiếng Việt có nghĩa là sinh sôi, miêu tả về sự phát triển của cây cối thì sử dụng từ có nghĩa là cao to; nói rằng một cá nhân phát triển thì người Thái có từ dịch ra tiếng Việt là lớn mạnh, giỏi giang, trở thành người tốt trong cộng đồng. Khi cả cộng đồng phát triển trong quan niệm của người Thái là bản làng giàu có, ăn sạch, ở lành (ăn sạch có nghĩa là không phải đi vay đi mượn để ăn, ở lành là không bị các tác động xấu quấy rầy cuộc sống).

Không chỉ ở góc độ ngôn ngữ, các câu chuyện thực tế đi xa hơn nữa những suy tư về phát triển, về những điều vẫn được coi là tốt. Phát triển là gì, phát triển cho ai có lẽ chỉ là hai trong những câu hỏi khiến chúng ta phải giật mình nghĩ lại sau khi lắng nghe câu chuyện về phát triển tâm linh ở xã Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An của chị Sầm Thị Nguyệt, người dân tộc Thái. Khi ngôi đền thờ một vị anh hùng của người Thái ở nơi đây được các doanh nghiệp biết đến và bắt đầu không chỉ phục dựng, tu sửa mà còn đầu tư vào đường sá ở khu vực xung quanh, cũng là lúc nó cũng chứng kiến sự tràn đến của những thực hành tâm linh mà trước đây vốn dĩ là xa lạ như thờ cúng vào mùng Một và rằm hàng tháng, hay việc nhiều người đến thờ cúng vị nữ anh hùng vì mục đích cá nhân. Dù ban đầu đền thờ được lập ra chỉ để con cháu đời sau biết đến và ghi nhớ công ơn của bà.

Đường sá, cầu cống thuận lợi và khang trang hơn, nhưng không gian thiêng của dân tộc Thái diễn ra các thực hành tâm linh của một dân tộc khác, đồng thời người dân ở nơi khác có thể có cách hiểu sai về nhân vật được thờ cúng, câu chuyện đằng sau vị anh hùng có công lớn ở mảnh đất này. Liệu trong câu chuyện này, cộng đồng người Thái ở xã Quỳ Hợp được nhiều hơn hay mất nhiều hơn? Liệu khi phải lựa chọn, người ta sẽ chọn lựa những giá trị tức thì, có thể nhìn thấy ngay trước mắt hay những giá trị không hiện hữu dưới dạng vật chất mà nằm thẳm sâu trong văn hoá của dân tộc mình? Nếu đã đưa ra lựa chọn, vậy trong tương lai chúng ta có tránh được việc truy vấn về quyết định của mình hay không?

Câu chuyện của chị Nguyệt chất chứa đầy những quan sát và suy tư cá nhân nhưng không hề đơn nhất và hiếm gặp. Qua lời kể của anh Sohaniim, người Chăm tại Ninh Thuận, mảnh đất quê hương anh đang trên đà phát triển mạnh mẽ về du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh, với sự tập trung vào cộng đồng Chăm vì người Chăm có nhiều đền tháp, lễ hội, lễ tục quanh năm. Người Chăm quan niệm đất đai được thần linh bảo hộ nên khu vực đền tháp là nơi rất linh thiêng. Tháp Chăm trước đây mỗi năm chỉ mở cửa theo định kỳ vào các dịp lễ tục, nhưng khi được đưa thành một địa điểm du lịch thì tháp liên tục phải mở cửa để đón khách tham quan. Đi kèm với đó tất yếu là sự thay đổi của các thực hành văn hoá trong khu vực đền tháp. Tín ngưỡng nói riêng hay các giá trị văn hoá nói chung là những thứ khó đo đếm, đo lường được nhưng một khi bị chiếm đoạt thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, về lâu về dài cho một cộng đồng.

Cùng với đó, những người trẻ thuộc các dân tộc thiểu số cũng trực tiếp hay gián tiếp bày tỏ những suy tư đầy sâu sắc về vấn đề phát triển của dân tộc mình. Khi các bạn trẻ dân tộc Tày qua sự tái hiện của chị Nguyễn Điềm, dân tộc Tày, rời khỏi không gian sống quen thuộc của mình và đến một môi trường rộng lớn hơn, nhiều bạn phải đối diện với những hiểu lầm, định kiến, kỳ thị liên quan tới dân tộc mình. Tiếng nói hay thói quen đi lại, những điều vốn gắn bó thiết thân với các bạn từ nhỏ giờ đây trở thành thứ khiến các bạn bị dán những cái nhãn xấu xí. Với chị Điềm, phát triển phải gắn với sự hài hoà, công bằng, không kì thị với tất cả mọi người.

Anh Giàng A Bê, người dân tộc Mông trăn trở trong thế lưỡng nan giữa việc giữ gìn hay thay đổi các thực hành văn hoá của dân tộc mình. Nếu muốn giữ gìn thì phải làm thế nào để thúc đẩy người trẻ vốn không mặn mà với những thứ “học không ra tiền được” tham gia vào tiến trình đó? Nếu thay đổi thì mình liệu có đủ thẩm quyền để thay đổi được hay không? Và một thực hành văn hoá như thực hành kéo vợ sẽ phải thay đổi thế nào trong khi sự “biến tướng” của nó xảy đến từ nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội?

Có thể nói, mỗi câu chuyện là những góc nhìn, những trăn trở “người trong cuộc”. Bởi thế, muốn giữ gìn những sắc màu bản địa trong sự phát triển chóng mặt thời 4.0 thì hơn ai hết, chúng ta phải thấu hiểu, trân trọng những tập tục, hồn cốt và cõi thiêng của người bản địa…

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.