Chuyện cảm động ở trại phong

Các cụ tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống.
Các cụ tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống.
(PLO) - Quá nửa đời người, những con người khốn khổ vì không may phải sống liền với hai từ “con hủi”, bị mọi người xa lánh và hắt hủi mới tìm lại được nhựa sống như ngày nào.
Sống bị người đời xa lánh, chết trong lạnh lẽo, cô đơn
Theo chân đoàn thiện nguyện của các bạn trẻ ở Sóc Sơn (Hà Nội), chúng tôi đến thăm Trại phong Phú Bình (xã Tân Kim, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) vào những ngày áp tTết. Con đường vào sâu hun hút, quanh co, khúc khuỷu, đầy những ổ gà gập ghềnh như chính những phận người chìm nổi trong trại phong. Càng vào sâu càng lạnh vì trại phong tách biệt khu dân cư, nằm giữa bạt ngàn cây rừng và đồi núi.
Thấy có người đến thăm, cả trại phong xao động hẳn lên. Tiếng cười nói vang động cả núi rừng. Đẹp nhất là nụ cười của các ông, các bà. Những người bị căn bệnh quái ác “ăn” hết chân cũng dò dẫm chống nạng ra nhìn khách cười.

Ông Phạm Ngọc Hải (79 tuổi), quản lý trại phong suốt 50 năm nay nở nụ cười rất tươi, hiền hậu cho biết: “Ở đây các ông, các bà ấy quý người lắm. Cứ nghe tin có ai hay có đoàn nào đến thăm là thấy phấn khỏi, nét mặt rạng rỡ hẳn ra”. 

Cũng dễ hiểu, vì căn bệnh này đã bắt họ phải sống một cuộc sống quá thiếu thốn về tinh thần. Bị mọi người xa lánh, bị tước đoạt gia đình. Cả tuổi thanh xuân bị chôn vùi ở nơi đất lạ, bị cách ly với cộng đồng xã hội, gần như không được tiếp xúc với người bình thường. Vào thời gian trước, bệnh phong bị xếp là một trong “tứ chứng nan y” khiến ai cũng kinh sợ khi nghe đến căn bệnh ấy. 

Trại phong Phú Bình được thành lập từ năm 1960, thời gian đỉnh điểm trại có gần 400 bệnh nhân. Nhưng từ năm 2000 đến nay, bệnh đã hoàn toàn không còn nữa. Hiện những người còn ở lại là những cụ già tàn tật do di chứng của bệnh để lại. Người bệnh nhẹ nhất cũng bị mất một hoặc cả hai bàn tay. Người nặng thì bị ăn cụt cả hai chân, cụt tay, có người bị mù… Những con người ấy ngày ngày vẫn đang nương tựa vào nhau để sống nốt quãng đời còn lại. 
Trên đồi sau trại phong là một nghĩa trang gồm hơn ba trăm ngôi mộ mới và cũ, là nơi yên nghỉ cuối cùng của những con người bất hạnh. Nhiều ngôi mộ trong số đó không có tên, tuổi, không có quê quán. Và khi họ nằm xuống, không ai trong số họ có một đám ma đúng nghĩa. Những người quản lý trong trại gửi họ về đất trong yên lặng của không gian núi rừng, không có người thân, bạn bè đưa tiễn. Sống bị người đời xa lánh, chết trong lạnh lẽo, cô đơn.

Hiện tại, trại phong còn 83 cụ già, có cụ đã 96 tuổi và đa số các cụ khác cũng đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi”. Ấy vậy mà trong số ấy, rất ít người còn có gia đình. Hầu hết là người vô gia cư trước khi vào trại. Có người thì bị gia đình bỏ rơi từ khi mắc bệnh. Có người thì trốn quê biệt tích từ ngày bị bệnh. Sau khi hết bệnh, sự tự ti trong lòng họ cũng trở thành bức tường ngăn cản họ trở lại cuộc sống hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Vợ chồng ông bà Thích Nhình
 Vợ chồng ông bà Thích Nhình
Mầm sống nảy chồi

Trải qua hơn nửa thế kỷ, trại phong Phú Bình đã chứng kiến biết bao số phận con người hẩm hiu. Có người mắc bệnh từ lúc mười tám, đôi mươi, họ vào trại từ ngày đó và chôn vùi cả tuổi thanh xuân của mình cùng với căn bệnh quái ác. 

Nhưng ngày qua tháng lại, trại phong vốn lạnh lẽo bỗng ấm cúng hơn khi có nhiều cặp vợ chồng kết duyên với nhau trong chính hoàn cảnh ấy. Họ cùng là bệnh nhân được điều trị trong trại. Họ cưu mang, chăm sóc lẫn nhau và rồi nảy sinh tình cảm vốn dĩ của con người . 

“Ban đầu, làm vợ, làm chồng với nhau cũng chỉ là để chăm sóc bệnh tật cho nhau, có người để sẻ chia, tâm sự nỗi lòng. Vì thời đó chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nên họ không được sinh con. Nhưng từ ngày có thuốc chữa bệnh triệt để hoàn toàn, sự sống đã thật sự nảy sinh đâm chồi ở nơi ấy” - người quản lý trại phong cho biết. 

Các thành viên thế hệ thứ hai của trại phong lần lượt ra đời trong sự hoan hỉ vui mừng của các gia đình bệnh nhân phong. Thế nhưng khổ nỗi, con cái của bệnh nhân phong vẫn bị kỳ thị, xa lánh và không được nhận vào học trong các ngôi trường gần đấy. 

Họ phải vất vả gửi con mình về quê cho họ hàng để chúng được đi học. Rồi lần lượt những người con ấy cũng trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định, có gia đình, vợ con như những người bình thường khác. Giờ đây, những thế hệ thứ ba và thứ tư của trại phong cũng lần lượt ra đời trong sự hạnh phúc của gia đình và sự đón chào của xã hội. 

Gia đình hai cụ Hoàng Văn Nhình, Nông Thị Tích hiện nay vẫn đang sống trong khu vực trại phong kể: “Ban đầu chúng tôi là bệnh nhân cùng vào đây điều trị, sau chăm sóc nhau nhiều nên có tình cảm với nhau, thế là cùng về sống với nhau một nhà cho có ông, có bà chăm nhau”. 

Hiện hai cụ Tích và Nhình cũng có một con trai đã có gia đình và hai cháu. Cuộc sống mặc dù rất vất vả nhưng hai cụ vẫn vui vẻ hưởng tuổi già đoàn viên bên con cháu. Hàng ngày hai cụ vẫn trồng thêm rau và chăn thêm mấy con gà. Khi chúng tôi đến, hai cụ đang nạo và phơi sắn cho gà ăn. Cuộc sống tuy thiếu thốn là vậy nhưng chúng tôi nhìn thấy hạnh phúc yên bình và giản dị của đôi vợ chồng già ấy.

Bệnh phong đã dần lùi xa nhưng trong đôi mắt những người đã từng là bệnh nhân ấy vẫn còn vương vất nỗi buồn ảm đạm về quá khứ, về một quãng đời mình đã trải qua. Được Nhà nước hỗ trợ 450 nghìn đồng mỗi tháng cho toàn bộ chi phí sinh hoạt, cộng với tuổi già sức yếu, mắt mờ chân chậm, mù lòa, tai điếc, lại khiếm khuyết tứ chi, đời sống của các cụ vô cùng vất vả, thiếu thốn. 

Các cụ phải chia nhau mỗi người hai luống đất để trồng thêm rau xanh, tăng gia sản xuất, giảm thiểu chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tiền Nhà nước hỗ trợ phải để dành chút ít cho những khi trái nắng trở trời, chân tay đau nhức. Cứ mỗi cụ khỏe hơn lại ở cùng cụ yếu để tiện cho việc tự chăm sóc nhau . 

Bao nhiêu cảm xúc lắng đọng, xúc động dâng trào, thương cảm, xót xa cho những số phận gắn liền với hai từ “con hủi”. Và chắc rằng từ giờ trở đi, xã hội dần sẽ không còn nghe thấy hai từ ấy nữa …

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.