Đề án dạy ngoại ngữ 10 năm có kinh phí 9.738 tỉ đồng (giai đoạn 2008-2020) được chuẩn bị từ nhiều năm trước nhưng đến thời điểm triển khai thì lại... chưa thể sẵn sàng?
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 được tổ chức cuối tháng 7 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh phải triển khai dạy học chương trình ngoại ngữ từ tiểu học ngay trong năm học này. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, tức là khi học sinh của nhiều địa phương đã tựu trường, việc triển khai đề án vẫn chỉ nằm trên... giấy.
Trường chờ sở, sở chờ bộ
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, năm học 2010-2011 bắt đầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 20% học sinh lớp 3, mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2018-2019. Trong thời gian đầu, ưu tiên triển khai tại các trường có điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất để dạy tiếng Anh.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các trường tiểu học tại TPHCM vẫn chưa biết triển khai chương trình như thế nào, dù chương trình giảng dạy chính thức đã bắt đầu.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 được tổ chức cuối tháng 7 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh phải triển khai dạy học chương trình ngoại ngữ từ tiểu học ngay trong năm học này. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, tức là khi học sinh của nhiều địa phương đã tựu trường, việc triển khai đề án vẫn chỉ nằm trên... giấy.
Trường chờ sở, sở chờ bộ
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, năm học 2010-2011 bắt đầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 20% học sinh lớp 3, mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2018-2019. Trong thời gian đầu, ưu tiên triển khai tại các trường có điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất để dạy tiếng Anh.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các trường tiểu học tại TPHCM vẫn chưa biết triển khai chương trình như thế nào, dù chương trình giảng dạy chính thức đã bắt đầu.
Cũng như học sinh các trường khác tại TPHCM, học sinh lớp 3 Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 đã vào năm học mới. Ảnh: Tấn Thạnh
|
Ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1) cho biết trường ông là nơi đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường của TPHCM. Trong 11 năm qua, trường không ngừng xây dựng đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất để không chỉ dạy chương trình tiếng Anh tăng cường mà còn tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh. Với điều kiện và kinh nghiệm như vậy, lãnh đạo trường tin rằng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo sẽ là nơi thực hiện chương trình ngoại ngữ 10 năm ngay từ năm đầu tiên được triển khai. Thế nhưng đến giờ này cụ thể thế nào thì trường cũng chưa biết, vì mọi việc đang phải chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP, Phòng GD-ĐT quận 1 Đối với bà Mai Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1), thông tin về việc triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm chỉ được biết qua báo chí. Bà Lan nói: “Trường vẫn chưa biết cụ thể chương trình thế nào mặc dù năm học mới đã đến. Mọi việc đành phải chờ sở hướng dẫn”. Không riêng hai trường trên mà tại nhiều trường tiểu học khác trên địa bàn TPHCM, khi chúng tôi hỏi về việc triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm, đều nhận được câu trả lời là đang phải chờ hướng dẫn. Chúng tôi liên lạc với Phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM thì được ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng, cho biết Sở GD-ĐT TPHCM cũng đang chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc này. Hiện tại, sở chưa thể làm gì được!. Mới chỉ hướng dẫn về tinh thần? Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, thừa nhận bộ mới chỉ có hướng dẫn việc dạy tiếng Anh qua hướng dẫn thực hiện năm học mới, tức là mới chỉ hướng dẫn về tinh thần. Còn việc triển khai tập huấn cụ thể thì phải đến ngày 23-8 mới bắt đầu. Phương pháp chủ đạo trong việc dạy tiếng Anh tiểu học mà Bộ GD-ĐT đưa ra là dạy ngôn ngữ giao tiếp. Theo đó, hoạt động dạy học được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú với các hoạt động tương tác (trò chơi, bài hát, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh...), dưới các hình thức hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm. Với phương pháp này, học sinh được luyện tập kết hợp các kỹ năng nghe - nói, đọc - viết, giáo viên tạo cơ hội tối đa cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học... Bấy lâu nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường vốn không mấy hiệu quả vì phương pháp cũ, cứng nhắc, chủ yếu là học ngữ pháp và từ mới, nếu yêu cầu của đề án mới được đáp ứng, các giáo viên phải được tập huấn kỹ càng để thay đổi phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên cốt cán sẽ chỉ được tập huấn vẻn vẹn 5 ngày, từ ngày 23 đến 28-7, tại Hà Nội, với các chuyên gia nước ngoài. Để có thể triển khai đến từng trường học, sẽ lại có những đợt tập huấn tiếp theo ở các sở, phòng và chắc chắn phải “ăn” vào thời gian của năm học mới. Như vậy mục tiêu đổi mới việc dạy và học tiếng Anh từ bậc tiểu học nhằm bảo đảm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh làm sao có thể bảo đảm khi công tác chuẩn bị gần như chưa có gì?
Biết chọn sách giáo khoa nào?
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008-2020, có nêu dự kiến hai khó khăn. Một trong hai khó khăn đó là khó khăn về thời gian để chuẩn bị về chương trình và sách giáo khoa. Vì vậy, đề án nêu giải pháp: “Cho phép các địa phương, các phòng giáo dục quận, huyện lựa chọn và quyết định sử dụng các sách giáo khoa ngoại ngữ phù hợp hiện có trong nước để dạy và học ngoại ngữ ở các trường tiểu học của địa phương mình theo chương trình ngoại ngữ mới, thống nhất trên cả nước”. Nhiều ý kiến cho rằng chính giải pháp này của bộ đã gây thêm khó khăn cho việc triển khai đề án, bởi đã là chương trình giảng dạy thì Bộ GD-ĐT cần có chương trình chính thức, thống nhất trên toàn quốc. Việc cho phép các địa phương lựa chọn các loại sách giáo khoa khác nhau sẽ gây thêm sự lúng túng bởi sách thì nhiều mà mỗi người một ý, biết chọn loại nào cho phù hợp với chương trình ngoại ngữ mới?
N.Huy
|
Theo Huy Lân-Lan Anh
NLĐ
NLĐ