Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Nhiều thay đổi, nhưng không bỏ thi THPT

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có nhẹ hơn? (Ảnh minh họa)
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có nhẹ hơn? (Ảnh minh họa)
(PLO) - Chiều tối 28/7, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. So với bản dự thảo được công bố tháng 4 vừa qua, ở tất cả các bậc học, Ban soạn thảo đã tiếp thu và điều chỉnh khá nhiều. Đặc biệt số lượng môn học, thời lượng học ở cả ba bậc học đều giảm so với dự thảo. 

Theo Bộ GD&ĐT, chương trình tổng thể sẽ được tiếp tục xem xét để ban hành chính thức cùng với các chương trình môn học và hoạt động giáo dục theo kế hoạch công bố vào tháng 9 tới. Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất trong dự thảo mới chính là thời lượng các tiết học giảm xuống rõ rệt trong từng lớp ở bậc tiểu học. Trong đó, lớp 1,2 giảm 22 tiết, lớp 3 giảm 52 tiết và lớp 4,5 giảm tới 64 tiết trong năm học. Bậc THCS, thời lượng giáo dục của cấp này giảm từ 58-78 tiết/năm so với dự thảo cũ. Ở bậc THPT, thay đổi lớn nhất là không tách cấp học này thành 2 giai đoạn dự hướng và định hướng nghề nghiệp như dự thảo trước mà gộp thành một giai đoạn chung, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12

Học ngoại ngữ từ lớp 1

Theo Chương trình GDPT tổng thể vừa được thông qua, thì ở giai đoạn giáo dục cơ bản - Cấp tiểu học, nội dung giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).

Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).Thời lượng giáo dục, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút; giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Hướng nghiệp từ lớp 8

Số lượng môn học, tên môn học ở bậc học THCS tại bản chính không thay đổi so với bản dự thảo. Nhưng có thay đổi mục tiêu, mục đích của một số môn học. Cụ thể, đối với mỗi môn Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Số tiết học ở bậc THCS cũng giảm so với dự thảo lần 1. Cụ thể, lớp 6, 7 giảm 58 tiết (gồm cả bắt buộc và tự chọn), khối 8, 9 giảm 78 tiết (cả bắt buộc và tự chọn).

Ở bản chính,  ban soạn thảo đã đề cập đến nội dung hướng nghiệp. Cụ thể đề xuất các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8, lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương  có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.

Không “chia đôi” bậc học THPT

Trong bản chính, nội dung 3 lớp học ở bậc THPT tương đồng, không còn chủ trương dự hướng ở lớp 10 như bản dự thảo lần 1. Chính vì vậy,  số lượng môn học, tên môn học ở các lớp 10, 11, 12 là như nhau.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục của địa phương. Môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn:  Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật. Nội dung mỗi môn học thuộc nhóm này được thiết kế thành các học phần, học sinh được lựa chọn học phần phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.

Tổng số tiết học của mỗi năm là 1015 tiết, thấp hơn so với lớp 10 ở bản dự thảo lần 1 là 85 tiết, nhưng nhiều hơn lớp 11, 12 so với bản cũ là 30 tiết.   

5 phẩm chất, 10 năng lực

Cụ thể, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường

Về định hướng đánh giá kết quả giáo dục, chương trình vừa được thông qua không còn quy định việc giao xét tốt nghiệp trung học phổ thông cho các cơ sở giáo dục như trong dự thảo hồi tháng 4.Trước đó, phần đánh giá định kỳ trong dự thảo công bố tháng 4 có nêu rõ: Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Khi Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng, kỳ thi trung học phổ thông sẽ không còn. Thay vào đó, việc xét tốt nghiệp sẽ được giao cho các trường. Trong chương trình vừa được thông qua nội dung này đã bị loại bỏ. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...