Chúng ta đang ăn phải cá ướp phân urê

Hiện nay, cá biển bán ngoài chợ thường được cấp đông, có những con còn nguyên đá nhưng khi mua về nhà rán lên ăn thấy rất mặn.

Hiện nay, cá biển bán ngoài chợ thường được cấp đông, có những con còn nguyên đá nhưng khi mua về nhà rán lên ăn thấy rất mặn.

Đã có người ăn phải cá này bị dị ứng nổi mề đay, vậy có phải cá được tẩm ướp hóa chất không? Cá đánh lên thường được ướp gì? Cách chọn mua và chỉ nên ăn loại cá nào? BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, cá biển là  một loại thực phẩm tốt cho tất cả mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, nếu cá không được bảo quản đúng cách thì dù có ướp đá hay cấp đông thì từ cá tươi ngon, bổ dưỡng cũng trở thành món ăn có nguy cơ gây "ngộ độc".

Công nhân ngộ độc cá ngừ ở TP.HCM
Công nhân ngộ độc cá ngừ ở TP.HCM

Cá đạt tiêu chuẩn đông lạnh thì phải được cấp đông trong hầm chứa đá ngay từ khi vừa đánh bắt cá xong và luôn được để trong đá, kể cả khi vận chuyển thì mới đảm bảo. Nhưng trên thực tế cá chỉ được bảo quản nơi đánh bắt và bán.

Cụ thể, trong quá trình vận chuyển từ ghe tàu đánh cá về bến cảng rồi đưa đến các chợ đầu mối, chợ nhỏ... để cho cá được tươi lâu, không bị phân hủy thì ngoài cách truyền thống ướp cá bằng đá bào, bằng muối thì hiện nay không ít nơi đã "biến tướng" việc ướp bằng phân urê nhằm giúp cho cá được "lạnh" lâu hơn.

Với những loại cá này, khi mua ta vẫn nhìn thấy cá cứng, mang vẫn đỏ nhưng khi rán lên thì bị mủn, không có độ ngọt hay độ thơm tự nhiên và cá có vị mặn, ăn vào dễ nổi mề đay.

Ngoài ra, việc vận chuyển từ tàu lên cảng và lên xe đi các tỉnh, thành khác thì hầu như cá được để trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ nên dễ bị hỏng, nhất là các loại cá có mình dày (cá ngừ) có lượng histamin khá cao nên ăn rất dễ gây ngộ độc.

Thậm chí, Sở Y tế TP.HCM đã phải ra văn bản yêu cầu các bếp ăn tập thể ở công ty, bệnh viện, trường học không được dùng cá ngừ để chế biến món ăn... vì TPHCM đã xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc do ăn phải loại cá này.

Hiện việc kiểm soát chất lượng cá biển từ lúc đánh bắt đến lúc bán cho người tiêu dùng chúng ta vẫn chưa làm được. Theo một chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyện cá biển ướp urê hay hóa chất hay không, phải đợi khi nào có ngộ độc hàng loạt xảy ra thì cơ quan chức năng mới đi lấy mẫu để làm xét nghiệm. Hơn nữa, cũng khó phát hiện ra các loại hóa chất được tẩm vào cá để giúp cá "tươi" cả ngày, chưa kể đến việc thiếu kinh phí, nhân sự đi làm!

Theo BS Ký, tốt nhất người tiêu dùng chỉ nên chọn mua cá biển đông lạnh ở những cửa hàng có quy trình bảo quản cá  đông lạnh tốt, muối cá trong đá tuyết (bảo quản cá bằng cách một lớp đá bào rồi để một lớp cá lên, thêm một lớp đá, khi lấy cá phải moi đá ra lấy cá) ở nhiệt độ dưới 5 độ C thì cá mới không bị phân hủy.

Theo
Bùi Hương
Khoa học Đời sống online

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.