Trong không khí vui mừng, phấn khởi hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, ngày 24-1, quận Hải An sẽ long trọng tổ chức khánh thành công trình tượng đài Đức vương Ngô Quyền giai đoạn 1 xây dựng trong khuôn viên Từ Lương Xâm, phường Nam Hải (Hải An). Đây là công trình tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Ngô Quyền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ công trình được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Tượng Ngô Quyền tại quần thể di tích Từ Lương Xâm Ảnh: Duy Thính |
Công trình có tổng mức đầu tư 14,2 tỷ đồng, bao gồm nhiều hạng mục: tượng Đức vương, sân, đường, thảm cỏ, hệ thống điện chiếu sáng, cấp, thoát nước đồng bộ. Tượng Đức vương Ngô Quyền được hoàn thành từ năm ngoái, các công trình phụ trợ khác hoàn thành trong năm nay. Hai đơn vị thi công là HTX Nam Phong và Công ty TNHH Mỹ thuật Phương Anh. Mặc dù mới huy động được hơn 2 tỷ đồng công đức nhưng các đơn vị thi công ứng trước vốn để hoàn thành công trình. Mùa xuân năm nay, kỷ niệm 1073 năm ngày chiến thắng Bạch Đằng và 1067 năm ngày mất của Đức vương Ngô Quyền, nhân dân quận Hải An, thành phố và cả nước sẽ có dịp chiêm ngưỡng công trình tượng đài khang trang, bề thế, xứng với tầm vóc sự kiện lịch sử, thân thế người anh hùng dân tộc.
Phó chủ tịch UBND quận Nguyễn Thị Luyến cho biết, lễ hội năm nay được tổ chức chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa. Hầu hết hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do các phường và một số đơn vị văn hóa đảm nhiệm. Sẽ chính thức khai hội vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, hai ngày tiếp theo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian...Lễ hội được tổ chức thường xuyên hằng năm nhằm khích lệ tinh thần thượng võ, đoàn kết, giáo dục truyền thống anh hùng dân tộc, tưởng nhớ người anh hùng có công giữ nước Ngô Vương Quyền. Đồng thời quận Hải An, tiếp tục phát tâm công đức cho việc hoàn thành toàn bộ dự án.
Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12-3 năm Đinh Tỵ (năm 897) ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội, là con trai Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương. Ngô Quyền theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân
Tháng 4- 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt ngôi. Ngô Quyền đang trấn giữ Châu Ái phẫn nộ đem quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn hèn hạ cầu viện vua
Trước tình thế đó, mùa đông năm 938, Ngô Quyền đem quân vượt đèo Ba Dọi, tấn công thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Dự đoán quân giặc sẽ tiến công vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đưa ra một kế hoạch tài tình, lợi dụng quy luật thủy triều để đánh giặc. Ông cho vót nhọn đầu những cọc gỗ lớn, bịt sắt, cắm xuống lòng sông thành bàn chông chờ giặc. Khi thủy triều lên, Hoằng Thao cho chiến thuyền kéo vào cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cử Ngô Tất Tố chỉ huy một đội thuyền khiêu chiến, nhử địch vào sâu trong bãi cọc. Chờ khi thủy triều xuống, Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy quân từ ba phía đánh ập vào các thuyền địch. Quân giặc bị tấn công bất ngờ định quay đầu chạy ra biển nhưng không kịp, thủy triều rút đã làm các cọc nhọn nhô đầu đâm vào thuyền địch. Cửa sông Bạch Đằng trở thành mồ chôn quân xâm lược. Tướng giặc Hoằng Thao tử nạn. Vua
|
Mai Hương