Chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trên toàn quốc

Các y, bác sỹ chuẩn bị thuốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân TP HCM. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Các y, bác sỹ chuẩn bị thuốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân TP HCM. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 700 điểm cầu trên cả nước, chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất được diễn ra tốt nhất.

GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tìm mọi cách để đưa vaccine về Việt Nam sớm nhất. Đây là chiến dịch quan trọng, là vũ khí tấn công và là biện pháp căn cơ lâu dài để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Để triển khai chiến dịch thành công có nhiều khâu như tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển tới các điểm, chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay.

Đồng thời, đảm bảo công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 được an toàn cao nhất, cán bộ y tế phải thực hiện đúng hướng dẫn chuyên môn, quan tâm đến công tác xử trí, cấp cứu, đảm bảo tiêm mũi nào, an toàn mũi tiêm ấy.

Theo GS-TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc tiêm chủng vaccine COVID-19. Hướng dẫn này nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, đảm bảo "tiêm nhanh hơn, an toàn hơn" theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải được khám sàng lọc kỹ gồm: người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như huyết áp cao, thấp, SpO2 thấp.

GS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh những người này phải được tiêm chủng tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu để tiêm và theo dõi tại đó.

Nhóm đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: người đang mắc bệnh cấp tính, sốt hoặc mạn tính đang tiến triển và chưa kiểm soát được; người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19. Mỗi điểm tiêm cần phải có 1 bác sĩ lâm sàng.

Theo đó, cần chuẩn bị hộp chống sốc; chuẩn bị sẵn 1 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin (chống sốc phản vệ) 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Nếu có sự cố thì phải tiêm luôn, nhanh nhất có thể. Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ.

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng ban An toàn tiêm chủng của Bộ Y tế, cho biết thời gian qua đã ghi nhận một số phản ứng bất lợi tại một số địa phương và so với thế giới tỉ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không được phép chủ quan.

Vaccine COVID-19 chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

PGS Khuê đề nghị các tỉnh phải đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng tại địa phương trên nguyên tắc 4 tại chỗ; phải thành lập Ban an toàn tiêm chủng cấp tỉnh với 7 nhiệm vụ, và tổ chức đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm chủng.

"Để đạt được miễn dịch COVID-19 trong cộng đồng thì phải tiêm được 70% dân số. Việt Nam với khoảng 100 triệu dân thì cần phải tiêm khoảng 70-75 triệu người/2 mũi tiêm, với tổng số 140-150 triệu liều tiêm.

Thời gian qua có gần 2 triệu liều vaccine đã được tiêm, phía trước còn khoảng hơn 130 triệu mũi tiêm, vì vậy, các cơ sở phải được hướng dẫn chi tiết để tiến hành tiêm an toàn" - PGS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, với vaccine COVID-19 của AstraZeneca, mũi tiêm thứ 2 sẽ được tiêm cách mũi thứ nhất sau 8 - 12 tuần. Hai mũi tiêm vaccine COVID-19 yêu cầu phải cùng loại. Nếu mũi thứ nhất, người tiêm sử dụng vaccine AstraZeneca thì mũi thứ 2 phải tiếp tục tiêm vaccine này.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.