Chưa đủ luật để bảo vệ trẻ em

Vấn nạn  bạo lực và xâm hại trẻ em đang ở mức báo động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan còn thiếu cụ thể, còn nhiều khoảng trống…

Vấn nạn  bạo lực và xâm hại trẻ em đang ở mức báo động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan còn thiếu cụ thể, còn nhiều khoảng trống…
Đường dây tư vấn trẻ em luôn nóng!
Đường dây tư vấn trẻ em luôn "nóng"

 Nỗi ám ảnh của người tư vấn

Theo số liệu của Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì trung bình mỗi năm có khoảng 1000 vụ xâm hại trẻ em. Tính chất của các vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức như: Hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em. Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28 % và số trẻ em bỏ học, sống lang thang bị xâm hại tình dục chiếm 11,6% số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục.
Bình quân một năm trong giai đoạn 2008-2010, cả nước có khoảng 3.000- 4.000 vụ bạo lực trẻ em và khoảng 100 trẻ bị giết. Nạn buôn bán và bắt cóc trẻ cũng rất đáng lưu tâm. Nếu như năm 2008 có khoảng 208 em là nạn nhân của việc buôn bán bắt cóc thì đến năm 2009, con số này tăng lên là 628 em.
Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009 đã phát hiện 49 vụ làm 7 người chết, 3 người bị thương và bắt cóc chiếm đoạt 66 trẻ em bán sang Trung Quốc. Ở các tỉnh biên giới phía nam như An Giang, Tây Ninh… bọn tội phạm lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc thu gom trẻ em chủ yếu là trẻ em gái độ tuổi 14-15 rồi bán sang Campuchia để đưa vào các ổ mại dâm.
TS Nguyễn Thị  Kim Quý - cố vấn của Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567- là một trong những người “khai sơn phá thạch” đường dây cho hay sau 8 năm đi vào hoạt động (từ 19/5/2004), đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 đã tiếp nhận và xử lý 941.950 cuộc gọi của trẻ em và người lớn trong cả nước. Nhiều trường hợp trẻ lạc, trẻ bị bỏ rơi, bị sang chấn tâm lý, trẻ bạo hành, mua bán và xâm hại tình dục đã được hỗ trợ.
Trong 8 năm, TS. Kim Quý đã tư vấn rất nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục. “Nghe kể và trị liệu các ca trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực tinh thần và thể xác khiến tôi thực sự đau lòng, rất thương các em khi nghĩ đến nỗi đau về tinh thần mà các em phải gánh chịu khi trưởng thành. Có em từ một trẻ rất hoạt bát, giờ bỗng dưng em không thể tự đi lại được, luôn phải có người dìu. Và đêm nào em cũng gặp ác mộng. Tuy đã trị liệu cho các em bị xâm hại tình dục vượt qua khủng hoảng tâm lý nhưng trong lòng những chuyên gia tâm lý vẫn bị ám ảnh, buồn bã những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ”- TS. Kim Quý bùi ngùi.
Những khó khăn về kinh tế của một bộ phận các gia đình đã dẫn đến tình trạng sao nhãng, bỏ mặc trẻ em là điều kiện thuận lợi cho việc nảy sinh các hành vi ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, bỏ lột trẻ em hoặc trẻ em vi phạm pháp luật.
Sự biến đổi các giá trị xã hôi, lối sống thực dụng, quá coi trọng đồng tiền và vật chất, tác động của phim ảnh, bạo lực khiêu dâm ngày càng khó kiểm soát; áp lực về đời sống tâm lý trong gia đình và xã họi gia tăng; tình trạng gia đình ly hôn, ly thân dẫn đến các sang chấn tâm lý, các hành vi “lệch chuẩn” ở trẻ em và người lớn, trẻ em có nguy cơ cao bị bỏ rơi, sao nhãng, đi lang thang, lao động kiếm sống, vi phạm pháp luật, bị bạo lực và xâm hại. 
Những lỗ hổng trên “tường lửa”
Việt Nam đang vấp phải một số hạn chế đáng kể trong việc xây dựng và vận hành một hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đó là, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em hiện tại chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các điều kiện và quy trình phát hiện, can thiệp sớm, tư vấn, phục hồi tích cực cho mọi trẻ em và tái hòa nhập cho các nạn nhân là trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và ngược đãi, trẻ em làm trái pháp luật.

Trẻ bị xâm hại, bạo lực nhiều lần vì… luật “hở”

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội không tố giác, tội phạm.

Tuy nhiên, điều luật này ít được áp dụng trên thực tế do chỉ những hành vi không tố giác tội bạo lực, xâm hại đối với trẻ em ở mức truy cứu trách nhiệm hình sự mới bị xử lý, dẫn đến việc các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em lại diễn nhiều lần do không được tố giác, báo cáo để kịp thời ngăn chặn trước khi hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có một hệ thống chăm sóc thay thế ngoài các cơ sở chăm sóc tập trung của nhà nước. Các dịch vụ do nhà nước đầu tư và thực hiện chủ yếu dành cho đối tượng trẻ em thiếu hoặc mất môi trường gia đình hoặc phải tạm cách ly cộng đồng.

Các dịch vụ bảo vệ trẻ em của các tổ chức xã hội và cá nhân lại chủ yếu được thực hiện theo hướng tiếp cận từ thiện, thiếu sự giám sát của cơ quan nhà nước, thiếu các dịch vụ liên tục, chuyên nghiệp, thân thiện bảo vệ trẻ em trong gia đình và trong trường học.

Vai trò của cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ xã hội làm việc về trẻ em chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Nhà nước để đảm bảo quyền hạn pháp lý khi thực hiện việc can thiệp, hỗ trợ bảo vệ trẻ em.

Pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ trẻ em bị xâm hại, bạo lực trong chính môi trường gia đình của mình. Trong trường hợp cha, mẹ có hành vi lạm dụng, vi phạm nghiêm trọng trẻ em, tòa án có thể quyết định hạn chế quyền của cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ và giao trẻ em cho người giám hộ thay thế. Việc lựa chọn người giám hộ cho trẻ em trong trường hợp này cũng được thực hiện trên nguyên tắc ưu tiên giao trẻ em cho anh, chị, họ hàng thân thích chăm sóc, việc gửi trẻ em vào các cơ sở tập trung được coi là biện pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về việc xác định mức độ và thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha mẹ, người chăm sóc thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, còn thiếu hệ thống theo dõi để đảm bảo những trẻ em này không tiếp tục bị xâm hại, bạo lực hay bóc lột…
Thùy Dương

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.