'Chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên, thầy, cô giáo hãy yên tâm'

Hình minh họa!
Hình minh họa!
(PLO) - Khẳng định không có chủ trương bỏ biên chế giáo viên của lãnh đạo Chính phủ trước cử tri, đại biểu Quốc hội đã giải toả tâm tư, nỗi lo lắng của hơn 1 triệu giáo viên, cũng như cả xã hội trong hơn 1 tháng qua.

VTC đưa tin: Tại cuộc tiếp xúc với cử tri TP. Hải Phòng, sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên. Tất cả các thầy giáo, cô  giáo hãy yên tâm.

Cũng theo thông tin từ VTC, cách đây hơn 1 tháng, ngày 12/5, phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về thí điểm bỏ biên chế giáo viên tại cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Bình Định, đã nhận được nhiều ý kiến phân tích, trao đổi, tranh luận từ các chuyên gia giáo dục, pháp luật, đại biểu Quốc hội và các nhà giáo.

Trả lời chất vấn Đại biểu Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đây mới là ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT chưa hề có văn bản đề xuất và trong nhiều lần làm việc với Bộ GD&ĐT, Phó Thủ tướng cũng chưa bao giờ nghe thấy đề xuất này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định cho tới nay, chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên, ngay cả với các trường đại học, và cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập và Nghị định về cơ chế tự chủ trong các trường giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và trung cấp. Trong dự thảo hai nghị định này vẫn giữ biên chế công chức và viên chức.

“Tôi có hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì được biết Bộ trưởng đề xuất như vậy là vì Bộ trưởng muốn khắc phục tình trạng "biên chế suốt đời", "chỉ có vào không có ra" nên sau khi vào biên chế có không ít giáo viên không còn nỗ lực phấn đấu, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới.

Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức đều quy định là nếu công chức, viên chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì được đưa ra khỏi biên chế. Vấn đề là ở chỗ quản lý, đánh giá giảng viên, giáo viên một cách thực chất, nghiêm túc chứ không phải nằm ở câu chuyện giữ biên chế hay là bỏ biên chế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, dư luận đã rất lo lắng khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra ý tưởng sẽ bỏ biên chế trong ngành giáo dục. Nhiều ý kiến đã thẳng thắn phản đối quan điểm này. Trên VOV, TS Giáp Văn Dương bày tỏ quan điểm: "Tôi cho rằng đây là một luật chơi mới của ngành giáo dục. Để công bằng, thì luật chơi này cần được áp dụng cho mọi viên chức trong ngành, từ Bộ trưởng đến các cán bộ quản lý, chứ không phải chỉ áp dụng cho giáo viên. Cụ thể, các viên chức của ngành cũng ký hợp đồng làm việc với cơ quan chủ quản và nếu 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì phải chuyển việc. Người đại diện của cơ quan chủ quản cũng phải có cơ chế quản lý như vậy để đảm bảo công bằng."

Trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV báo PLVN, Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng QH Phạm Tất Thắng cho biết phải đưa ra Quốc hội bàn, và quyết định về đề xuất bỏ chế độ công chức, viên chức (CCVC) trong ngành giáo dục.

Ông nói: "Việc làm thế nào để giảm công chức, viên chức trong ngành giáo dục là việc phải suy nghĩ. Tôi cho cần thiết và sẽ tốt nếu làm được. Tuy nhiên, đây là lực lượng quan trọng, là chủ thể của ngành giáo dục, lực lượng này liên quan đến đội ngũ nhân lực, lực lượng kế cận chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta.

Vì vậy, mọi chế độ chính sách cho giáo viên khi thay đổi cần phải có tính toán. Thận trọng và phù hợp pháp luật, đặc biệt là phải phù hợp với các quy định công chức, viên chức của các ngành khác. Và làm thế nào thì mục tiêu là vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Tôi xin nhắc lại. Bên cạnh việc chúng ta có thể giảm chi phí từ ngân sách thì quyền lợi của giáo viên sẽ phải đảm bảo."

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.