Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bác Tôn) sinh ngày 20-8-1888, ở làng Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang, mất ngày 30-3-1980.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bác Tôn) sinh ngày 20-8-1888, ở làng Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang, mất ngày 30-3-1980.

Năm 1906, khi mới tròn 18 tuổi, vừa học xong bậc sơ học ở Long Xuyên, Bác Tôn đã rời quê nhà lên Sài Gòn học việc và làm thợ máy.  Các tài liệu lịch sử đều khẳng định cuộc đời tự lập, rèn luyện phẩm chất người công nhân cộng sản từ khi Bác Tôn còn rất trẻ :“Từ 1906-1909, học ở Trường Kỹ nghệ Viễn Đông, làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn. Năm 1912, tham gia tổ chức cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son. Từ 1914 đến 1918, làm công nhân quân giới ở quân cảng Toulon (miền Nam nước Pháp) và làm thợ máy trên chiến hạm France”.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 20-4-1919, dưới sự lãnh đạo của Công hội Pháp, Bác Tôn tham gia phản chiến và treo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tham gia cuộc binh biến của binh sĩ Pháp trên biển Hắc Hải, sau đó bị trục xuất khỏi nước Pháp. Năm 1920, Bác Tôn thành lập Công hội bí mật ở Sài Gòn, đây là tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh có tiếng vang, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân Ba Son vào tháng 8-1925 – như một dấu son đánh dấu trình độ giác ngộ công nhân, trình độ tổ chức, ý thức đoàn kết, kỷ luật, sự phối hợp đấu tranh thực hiện cả mục tiêu kinh tế và chính trị, sự phối hợp quốc tế.

Năm 1927, Bác Tôn tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1929, Bác Tôn bị địch bắt ở Sài Gòn, kết án 20 năm khổ sai, năm 1930 bị đày đi Côn Đảo.  Hơn 15 năm đọa đày ở “địa ngục trần gian”, Bác Tôn luôn chứng tỏ nghị lực phi thường, ý chí kiên cường và lòng trung thành vô hạn với cách mạng. Thời gian đọa đày ở Côn Đảo là quãng thời gian thử thách lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, cũng là quãng đời đầy vinh quang, khi Bác Tôn thực sự biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước ta giành độc lập. Sáng 23-9-1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc thuyền nhổ neo đưa Bác Tôn cùng 1800 đồng chí trở về đất liền. Trong giai đoạn này, Bác Tôn dành hết tâm sức, trí tuệ và nhiệt huyết cách mạng cho công tác lãnh đạo Mặt trận xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh “giành độc lập cho Tổ quốc, dân chủ cho nhân dân, hoà bình cho thế giới”. Ngày 6-1-1946, Bác Tôn trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 1-5-1948, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước, Bác Tôn dành tâm huyết, trí tuệ, nỗ lực đưa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về thi đua yêu nước trở thành động lực của cuộc kháng chiến kiến quốc. Tại Đại hội Đảng lần thứ 2, Bác Tôn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa 1 đến khóa 6. Từ 1960, Bác Tôn giữ các chức vụ quan trọng: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra toàn quốc, Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (tháng 7-1960). Tại Đại hội Đảng lần thứ 3 (9-1960) đồng chí Tôn Đức Thắng được được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau khi Bác Hồ qua đời, trong phiên họp đặc biệt trung tuần tháng 9-1969, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bầu Bác Tôn làm Chủ tịch nước. Khi nhận trọng trách này, Bác Tôn xúc động phát biểu: “Được kế tiếp chức vụ của Hồ Chủ tịch là điều rất vinh quang đối với tôi”.

Trọn cuộc đời cống hiến cho cách mạng, dù ở cương vị nào, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng luôn luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều lời khen đối với người đồng chí của mình: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức Cách mạng; suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng”. Đó là “sản phẩm hào hiệp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Bác Tôn là người cộng sản mẫu mực. Nếu Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước vĩ đại, người Việt Nam đầu tiên đã đến với Chủ nghĩa cộng sản thì Tôn Đức Thắng là người công nhân đầu tiên đã đến với Chủ nghĩa Quốc tế vô sản”. Tôn Đức Thắng vừa là người bạn, người đồng chí nhưng cũng là học trò xuất sắc của Bác Hồ… Đó là tầm vóc Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Cuộc đời với 92 mùa xuân, trong đó gần 70 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân loại của Chủ tịch Tôn Đức Thắng mãi mãi là tấm gương vĩ đại, nhân cách lớn để dân tộc Việt Nam biết ơn, tự hào, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hướng tới một tương lai phát triển, phồn vinh của đất nước trong thế kỷ 21

Vào thời điểm những năm 60 của thế kỷ 20, với cương vị Phó chủ tịch nước, mặc dù bận rộn công việc, nhưng Bác Tôn vẫn thường xuyên đến Nông trường Quý Cao tại xã Tiên Cường, Tiên Lãng, Hải Phòng, là nơi các cán bộ miền Nam tập kết từng sinh sống và học tập để kiểm tra và chỉ đạo hoạt động cách mạng và tổ chức Đảng. Cuối năm 1957, khi về thăm nông trường, Bác đã dành toàn bộ số tiền giải thưởng Lê-nin Vì hoà bình thế giới do Nhà nước Liên bang Xô Viết tặng, xây dựng ngôi nhà hai tầng để làm việc và chỉ đạo công việc phục vụ công cuộc cách mạng. Năm 1996, ngôi nhà Bác Tôn được Bảo tàng Hải Phòng đăng ký là Khu di tích lịch sử cách mạng. Năm 2005, UBND thành phố Hải Phòng công nhận Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố.

Đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng  3- 2- 2009, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng khởi công xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Tiên Cường (Tiên Lãng). Công trình đã khánh thành giai đoạn 1 vào dịp kỷ niệm 55 năm giải phóng Hải Phòng (13-5-2010).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.