Chủ tịch nước Việt Nam gửi điện thăm hỏi Tổng thống Putin sau vụ đại sứ Nga bị ám sát

Hình ảnh tại hiện trường vụ việc
Hình ảnh tại hiện trường vụ việc
(PLO) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, được tin Đại sứ Liên bang Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị sát hại tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12/2016, ngày 20/12/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. 

Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov. 

Theo AFP, vụ nổ súng diễn ra ở Cagdas Sanatlar Merkezi – một triển lãm nghệ thuật lớn ở quận Cankaya thuộc Ankara. Đây là khu vực tọa lạc của hầu hết các đại sứ quán của nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đại sứ Andrei Karlov đã bị viên cảnh sát 22 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ Mert Altintas bắn 4 phát vào lưng khi ông đang dự lễ khai mạc triển lãm ảnh của người Nga trong khu triển lãm. 

Những hình ảnh được ghi lại cho thấy ông Karlov đã ngã xuống trong khi kẻ tấn công tiếp tục chĩa súng về phía những người đang có mặt tại triển lãm. Kẻ tấn công đã hét lên “Thánh Allah vĩ đại”, rằng tất cả những người liên quan đến những gì đang diễn ra ở Syria và Aleppo phải chịu trách nhiệm trong khoảng 15 phút trước khi bị cảnh sát tiêu diệt. 

Tờ Nhật báo Sabah đưa tin, máy dò kim loại ở cửa an ninh đã báo động khi Altintas đi vào khu triển lãm ở Ankara vì tên này có mang theo một khẩu súng. Tuy nhiên, tên này đã được cho vào sau khi hắn chìa chứng minh cảnh sát. Còn tờ Hurriyet cho biết thêm rằng Altintas đã làm việc trong lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara trong 2,5 năm qua. 

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Altintas sinh ở thị trấn Soke thuộc tỉnh Aydin, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và đã theo học ở một trường đặc biệt chuyên huấn luyện cảnh sát. 6 người đã bị bắt giữ vì vụ việc, trong đó có em gái, mẹ, cha và chú của Altintas. Thị trưởng Ankara Melih Gokcek cho rằng thủ phạm trong vụ việc có liên quan đến giáo sỹ Fethullah Gulen, được cho là thủ phạm đứng sau cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bất thành hôm 15/7. 

Bộ Ngoại giao Nga trong một tuyên bố được đưa ra ngày 20/12 gọi vụ việc là một vụ tấn công khủng bố. “Chúng tôi mạnh mẽ lên án tội ác vô nhân đạo này” – tuyên bố cho biết. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ ám sát ông Karlov là một sự khiêu khích nhằm phá hoại quan hệ đang nồng ấm lên giữa Moscow và Ankara cũng như các nỗ lực để giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Ông cũng tuyên bố sẽ tìm ra kẻ đứng sau vụ việc và  đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố. 

Điện Kremlin trong một tuyên bố cho biết thêm rằng một nhóm điều tra của Nga cũng đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để điều tra vụ ám sát sau khi ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về động thái này. Bộ Ngoại giao Nga thúc giục giới chức Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp chặt chẽ với đại diện của các cơ quan điều tra Nga tiến hành điều tra kỹ lưỡng tất cả các tình tiết của tội phạm dã man, phát hiện và trừng trị những kẻ tổ chức, cũng như áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an toàn cho các công dân Nga, cơ quan đại diện ngoại giao và nhân viên của họ. 

Vụ ám sát diễn ra ít ngày sau các cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ vì vai trò của Nga trong vấn đề Syria dù Moscow và Ankara đang hợp tác chặt chẽ để sơ tán công dân khỏi thành phố Aleppo. Một cuộc gặp 3 bên giữa ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran ở Moscow về cuộc khủng hoảng ở Syria vẫn được tiến hành theo kế hoạch. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 19/12 nói rằng ông sửng sốt vì hành động khủng bố vô cảm này trong khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã lên án vụ giết người, gọi tay súng là một phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Vụ việc xảy ra trong lúc thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ đang được đặt trong tình trạng báo động cao sau một loạt các vụ tấn công xảy ra trong năm nay. Vài giờ sau vụ việc nói trên, một người đàn ông cũng nổ súng vào bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở Ankara. Đại diện Đại sứ quán Mỹ cho biết không có người bị thương trong vụ việc và kẻ nổ súng cũng đã bị bắt nhưng giới chức Mỹ cũng đã đóng cửa đại sứ quán và các văn phòng lãnh sự ở Istanbul và Adana. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.