Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16
(PLO) - Vào hồi 10h30 ngày 26-11 (theo giờ địa phương, khoảng 14h30 giờ Việt Nam), tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Antananarivo, Thủ đô nước Cộng hoà Madagascar đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16. 

Tham dự Hội nghị có 30 nhà lãnh đạo là Tổng thống/Thủ tướng (hoặc các chức vị cao cấp khác) đại diện cho 80 thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Sau phần nghi lễ, lần lượt các vị đại biểu: Tổng thống nước chủ nhà Madagascar, Tổng thống Senegal (nước Chủ tịch đương nhiệm Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ), Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada và Tổng thống/Thủ tướng một số nước đại diện các khu vực địa lý khác nhau đã phát biểu, tập trung vào chủ đề của Hội nghị là "Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: Những điều kiện bảo đảm ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ".

Chủ tịch nước Trần Đại Quang là đại diện duy nhất đến từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ được tổ chức lần đầu cách đây vừa đúng 30 năm, theo sáng kiến của cố Tổng thống Pháp Francois Miterrand. Từ đó tới nay, Cộng đồng Pháp ngữ (còn gọi là Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp) đã tổ chức được 16 hội nghị. Việt Nam là một trong số 80 thành viên của Cộng đồng và đã tổ chức thành công Hội nghị Cao cấp Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội năm 1997. 

Trong 30 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu của Cộng đồng Pháp ngữ về nguồn vốn, chất xám và kỹ thuật. Đồng thời Cộng đồng Pháp ngữ là diễn đàn để Việt Nam triển khai chính sách đối ngoại, là kênh để tranh thủ tăng cường quan hệ song phương với một số thành viên phát triển như Pháp, Canada...hay với cadc nước bạn bè châu Phi truyền thống.

Phát biểu tại Hội nghị, mở đầu, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi tới Nhà nước và nhân dân Cuba lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của lãnh tụ cách mạng Fidel Castro, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.

Đánh giá cao công tác tổ chức Hội nghị, Chủ tịch nước cảm ơn nước chủ nhà Madagascar đã dành cho Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam những tình cảm hữu nghị đặc biệt; đánh giá cao Cộng đồng Pháp ngữ đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu đang nổi lên hiện nay như xung đột, bất ổn, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.v.v.

Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm.
Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Cộng đồng Pháp ngữ cần ưu tiên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Cụ thể, Cộng đồng Pháp ngữ cần đóng góp xây dựng một trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng hơn; thúc đẩy các mô hình kinh tế dựa trên tăng trưởng bao trùm và đồng đều; thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên với nhau và với các nước khác. 

Cộng đồng Pháp ngữ cũng cần hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng hiệu quả những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, tạo ra nhiều việc làm, giảm bất bình đẳng, chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và thanh niên. 

Chủ tịch nước cũng đề nghị Cộng đồng Pháp ngữ tham gia xây dựng các quan hệ đối tác toàn cầu; hỗ trợ các nước thành viên thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; thúc đẩy hỗ trợ nguồn lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thực thi cho các nước đang phát triển.

Tổng thống Madagascar và phu nhân đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân.
Tổng thống Madagascar và phu nhân đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi Cộng đồng Pháp ngữ tăng cường tham gia thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định tại các nước thành viên và trên thế giới; tiếp tục có tiếng nói khách quan về tình hình Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử.

Phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài nghe phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài nghe phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong thế giới đầy biến động ngày nay, không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có thể đơn phương đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, mà cần có sự đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa các nước Pháp ngữ và cả cộng đồng quốc tế. 

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cầu nối của Cộng đồng Pháp ngữ với Cộng đồng ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương để cùng chung sức, đồng lòng vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Chiều cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Antananarivo đã diễn ra lễ chuyển giao chức Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ giữa Senegal và Madagascar. Buổi tối, Tổng thống nước chủ nhà He ry Rajaonarimampianina và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi chính thức các Trưởng đoàn và phu nhân.

Theo kế hoạch, Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 sẽ tiến hành phiên bế mạc vào trưa ngày 27-11./.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.