Chọn trường: Đừng nhắm mắt cho qua!

Đến hẹn lại lên, một mùa tuyển sinh đại học đang đến gần. Hàng triệu sĩ tử hẳn đang mang nhiều tâm trạng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chọn nghành nào? Trường nào? Luôn là nỗi băn khoăn của nhiều học sinh…

Đến hẹn lại lên, một mùa tuyển sinh đại học đang đến gần. Hàng triệu sĩ tử hẳn đang mang nhiều tâm trạng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chọn nghành nào? Trường nào? Luôn là nỗi băn khoăn của nhiều học sinh…

Hãy hỏi xem bạn đam mê gì nhất?

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọngkhi bạn tick vào dãy dài danh sách hàng trăm trường ĐH và CĐ trong cả nước. Sự đam mê sẽ là động lực để bạn có thêm sự quyết tâm và cố gắng. Trên thực tế có rất nhiều người chọn trường theo “phong trào” hoặc vì không muốn thua bạn kém bè.

Cũng vì thế mà xảy ra không ít những câu chuyện “dở khóc dở cười”. Chẳng thiếu gì những sinh viên sau khi theo học mới phát hiện mình chẳng có hứng thú gì với nghành nghề đang chọn… Và cũng không ít những sinh viên chán nản, bỏ học dẫn đến “tuột xích” ngay trong những năm đầu tiên ở giảng đường.

nusinhaodai.jpg
Chọn ngành nghề, chọn trường là giai đoạn không hề dễ dàng với nhiều sĩ tử trước ngưỡng cửa cuộc đời

Nhiều người đã trót “đâm lao thì đành theo lao” nhưng những sự “gượng ép” kiểu thế sẽ chẳng bao giờ dẫn đến thành công thực sự. Bích (lớp 08 C3 Khoa Tiếng Trung của ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) than thở: “Mình đăng ký vì thấy ngành mình đang nóng. Lúc vào học mới biết, mình chẳng có năng khiếu học tiếng Trung gì cả. Hiện tại mình đang ôn để năm nay thi tiếp”.

Hay Viên (hiện đang là SV năm thứ hai lớp Báo mạng điện tử K28 – Học viện Báo chí Tuyên truyền) cũng đã từng có hai năm học ở ĐH KHXH&NV Hà Nội nhưng rồi “không thể cố được nữa” cũng “rùi mài kinh sử” thi lại vào nghành nghề mình yêu thích.

Không được may mắn như Viên, một số bạn khác rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Đi tiếp thì quá sức mà làm lại thì không biết bắt đầu từ đâu. Do một vài năm không rèn rũa kiến thức bị hổng và rỗng đi nhiều.

Sau khi đã cân nhắc con đường mà bạn sẽ đi, bước thứ hai cũng là một bước khá quan trọng: Đánh giá năng lực của chính mình (kiến thức, tính cách, tố chất...).

Đã bao giờ bạn dành khoảng thời gian ngắn ngủi giữa khoảng bận rộn cắm đầu vào những buổi học thêm, luyện thi... để phân tích và khám phá bản thân, để xác định hướng đi phù hợp nhất cho mình?

"Mình có thế mạnh trong những môn học nào? Mình có những tố chất và khả năng cá nhân gì? Mong ước và khát vọng của cuộc đời mình như thế nào? Xu hướng nghề nghiệp những năm tới của xã hội sẽ ra sao?" là những câu hỏi cần thiết trước khi xác định chọn lựa một ngành nghề...

Tuy nhiên, ngay cùng một ngành học nhưng ở những trường top đầu điểm bao giờ cũng cao hơn những trường khác khoảng từ 3 đến 4 điểm. Bạn chính là nguời hiểu rõ nhất kiến thức của mình đến đâu. Hãy xem xét năng lực của bản thân của mình mạnh - yếu trong khối thi nào, ở bậc nào: giỏi, khá hay trung bình để chọn trường.

Ông cha ta vẫn có câu: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nhiều người chỉ vì “với” quá tầm tay mà đành phải ngậm ngùi “khăn gói” đợi mùa sau.

Tìm hiểu thông tin không thừa!

Có một điều đáng ngạc nhiên là học sinh nhà ta không có thói quen tìm hiểu rõ thông tin về nghành nghề và trường mà mình sẽ chọn, mặc dù nó có ảnh hưởng quyết định đến sự nghiệp sau này.

Đến quá nửa số sinh viên lớp Quan hệ công chúng K28 – Học viện Báo chí Tuyên truyền đều không biết hoặc “lơ mơ” về nghành đào tạo của mình trong ngày đầu nhập học.

Phạm Chi tâm sự: “Mình thấy đây là nghành mới nên đăng ký thôi”. Hay Ngần (lớp Quản lý xã hội K28) học đến hai tháng mà cô nàng vẫn chưa thể hình dung công việc sau này của mình là như thế nào?

Rất nhiều người chọn nghành vì thấy cái tên “hay hay”, vì nó là của trường này, trường kia có tiếng mà “ nhắm mắt đánh liều”. Hậu quả là rất nhiều sinh viên khi theo học mới “vỡ lẽ” là nó không giống như những gì mình mong đợi…

Sự thiếu thông tin dễ làm bạn dơi vào tình thế bị động đôi khi là hoang mang. Đây không phải là câu chuyện của một lớp, một trường nào nói riêng mà là một thực trạng đáng buồn đang tồn tại trong đời sống học đường. Ngày nay, học sinh, sinh viên được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng do đó việc tìm hiểu thông tin là một điều không mấy khó khăn. Chỉ một cái nhấp chuột bạn đã có mọi thông tin bạn cần.

Con đường thành công đang ở trước mắt, mọi cuộc hành trình đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy đừng để hành trình của bạn bị gián đoạn bởi bất kỳ lý do nào.

Còn chờ gì nữa mà bạn không ấn nút “Start” ngay bây giờ!

Theo VnMedia.vn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.