Cho ý kiến về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Hôm qua (17/2), UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị thông qua dự thảo Đề án thí điểm chính quyền đô thị. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải chủ trì Hội nghị với sự tham dự của đông đảo đại diện nhiều Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Phân cấp mạnh để tăng cường tính tự chủ
Trình bày dự thảo đề án, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP.HCM - nhấn mạnh, chính quyền TP.HCM kiến nghị Trung ương phân cấp mạnh để tăng cường tính tự chủ chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền. 
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ mở rộng phân cấp cho chính quyền TP.HCM trên một số lĩnh vực chủ yếu như: Thẩm quyền về tài chính công: phân định rõ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với ngân sách trung ương, việc thu - chi theo cơ chế ủy nhiệm, chịu sự giám sát của Trung ương; đối với ngân sách của địa phương, hoàn toàn tự chủ thu - chi và tự chịu trách nhiệm. Tiến tới khắc phục cơ bản cơ chế “xin - cho” trong phân bổ ngân sách. 
Về thẩm quyền về tổ chức bộ máy và cán bộ: bảo đảm tính thống nhất của nền hành chính quốc gia, nhưng không đồng nhất bộ máy điều hành; việc tổ chức bộ máy phải thực sự dựa trên cơ sở nhu cầu về công vụ. Công chức của chính quyền địa phương là công chức địa phương do ngân sách địa phương đài thọ. Chính quyền TP.Hồ Chí Minh được tự chủ trong việc xác định biên chế, cách tuyển chọn, bố trí công việc và chế độ đãi ngộ… Trên cơ sở phân định về công vụ, nhiệm vụ thuộc cấp nào, ngân sách cấp đó đài thọ. 
Địa chỉ trách nhiệm của mỗi cấp rõ ràng. Việc gì địa phương thực hiện tốt hơn, sát thực tế hơn, bảo đảm lợi ích của dân tốt hơn thì phân cấp cho địa phương thực hiện. Về lâu dài, những nội dung trên cần thể chế hóa trong Luật Chính quyền địa phương hoặc Luật Công vụ.
Ngoài cơ chế phân cấp, Đề án còn đề cập đến cơ chế ủy nhiệm/ủy quyền. Đây là cơ chế xác định một số loại công vụ thuộc thẩm quyền của Trung ương nhưng sẽ ủy nhiệm hoặc ủy quyền cho chính quyền TP.HCM thực thi. Thực chất của cơ chế này là cơ chế chấp hành, chính quyền cấp dưới chính là “cánh tay nối dài” của chính quyền cấp trên, chịu sự giám sát chặt chẽ của chính quyền cấp trên. 
Phát huy trách nhiệm cá nhân
Theo ông Lê Hoàng Quân, tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị bao gồm khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực trung tâm hiện hữu gồm quận 1, quận 3, một phần quận 4, quận Bình Thạnh (930ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737ha). 
Bên cạnh đó, TP.HCM còn kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương cho phép thành phố thực hiện một số cơ chế đặc thù hoặc thí điểm để vận dụng thực hiện nếu trong quá trình triển khai thực hiện (các nội dung của quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt) có những cơ chế chính sách phát sinh chưa được quy định. 
Chủ tịch UBND Lê Hoàng Quân cho rằng TP.HCM sẽ đảm bảo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, kiến nghị triển khai thí điểm tổ chức chính quyền đô thị trên toàn địa bàn: Địa bàn đô thị ở 13 quận nội thành, địa bàn đang đô thị hóa của 6 quận và 2 huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh; và địa bàn nông thôn thuộc 3 huyện còn lại. Chính quyền đô thị TP.HCM được tổ chức dựa trên nguyên tắc chủ yếu: Chính quyền địa phương có hai cấp, gồm cấp thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở. 
Cấp cơ sở bao gồm cấp thành phố trực thuộc TP.HCM và xã, thị trấn. Riêng địa bàn của 13 quận nội thành chỉ có một cấp chính quyền vì do địa bàn này có chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Với các đơn vị hành chính thì quận, huyện, phường không tổ chức thành cấp chính quyền, mà ở đó chỉ có cơ quan đại diện hành chính của cấp trên.
Việc tổ chức đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền theo nội dung được phân cấp; bảo đảm tính tập thể trong lãnh đạo, nhưng phát huy cao nhất trách nhiệm của cá nhân được phân công.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.