“Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tiến sát thông lệ quốc tế hơn”

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm
(PLO) - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng việc ban hành Thông tư 43 là kịp thời và phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế cần được tạo điều kiện để hồi phục sức mua và thúc đẩy tăng trưởng như hiện nay.

Được ban hành từ cuối năm 2016 nhưng mới chính thức có hiệu lực từ 15/3/2017, Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)về việc quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC) được kỳ vọng sẽ là “cú hích” quan trọng đối với sự phát triển của thị trường có giá trị tiềm năng tới 15 tỷ USD này. Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm xung quanh vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

- Thưa ông, Thông tư 43 được cho rằng đã cụ thể hóa nhiều khái niệm, quy định về cho vay tài chính tiêu dùng. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về văn bản này?

Đây là văn bản giải thích rõ hơn, giải quyết triệt để các vấn đề về cho vay tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế cần có những yếu tố tạo điều kiện để tăng trưởng mạnh mẽ trở lại như hiện nay.

Trên cơ sở nền kinh tế đang phục hồi, việc khôi phục sức mua là việc làm cần thiết và bắt buộc mà một trong những động lực cốt lõi để thực hiện điều này là cho vay tiêu dùng. Hoạt động này không chỉ tạo điều kiện cho người có nhu cầu tiêu dùng tiếp cận được hàng hóa, dịch vụ mà còn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Như vậy, xét trên cả khía cạnh tiêu dùng và sản xuất thì Thông tư 43 đều có tác động tích cực.

- Bằng Thông tư 43 này, lần đầu tiên, các vấn đề như lãi suất, số tiền cho vay tối đa... được lượng hoá đồng thời một lần nữa khẳng định lãi suất của CTTC được thoả thuận theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, ông có bình luận gì về các quy định này? 

Quy định này là cần thiết, đảm bảo tính minh bạch cho hệ thống tài chính tiêu dùng. Từ trước tới nay hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC vẫn được áp dụng theo Luật các tổ chức tín dụng, lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay.

Thông tư 43 đã giới hạn số tiền cho vay tối đa không vượt quá 100 triệu và các hoạt động trong khuôn khổ hành lang pháp lý của NHNN đã ban hành. Việc này tạo niềm tin cho người tiêu dùng, họ được bảo hộ bởi các quy định theo đúng pháp luật của nhà nước.

So với trước, các quy định trong Thông tư 43 đã tiến bộ hơn
So với trước, các quy định trong Thông tư 43 đã tiến bộ hơn

- Ông đánh giá thế nào về các điều khoản của Thông tư 43 liên quan đến việc vận hành CTTC, như thời gian nhắc nợ, thu nợ hay yêu cầu không được đe doạ khách hàng, tránh việc thu nợ kiểu “xã hội đen”?

Biện pháp quản lý này của NHNN theo tôi là bài bản, chặt chẽ và cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người vay, đồng thời giúp các CTTC nâng cao chất lượng phục vụ. Đây có thể coi là biện pháp khắc phục các hậu quả trong quá trình thực hiện trước đây do chưa quản lý chặt chẽ đối với CTTC nên thường xảy ra nhiều rủi ro cho khách hàng, làm giảm niềm tin đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như làm cho thị trường thiếu tính bền vững.

- Sau Thông tư 43, theo ông, hành lang pháp lý cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã đầy đủ chưa?

So với trước, các quy định trong Thông tư 43 đã tiến bộ hơn, khắc phục được những tồn tại, tiến sát với thông lệ quốc tế và sự vận động của thị trường hơn. Tuy nhiên, nếu hỏi hành lang pháp lý đã đủ hay chưa thì tôi nghĩ chắc là chưa vì thị trường này vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể sẽ còn tiếp tục phát sinh vấn đề mới, chúng ta sẽ bổ sung dần và khắc phục dần các tồn tại ấy để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn

- Lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn đang ở mức khá cao so với ngân hàng thương mại, theo ông có giải pháp nào để giải quyết được câu chuyện người dân dưới chuẩn ngân hàng vẫn tiếp cận được nguồn vốn chính thống nhưng lại được hưởng mức lãi suất hợp lý hơn?

Theo thông lệ chung của tất cả các nền kinh tế, cho vay tiêu dùng bao giờ cũng có nhiều rủi ro hơn tất cả các lĩnh vực cho vay khác cho nên lãi suất cao hơn là điều bình thường. Tất nhiên, cũng cần thừa nhận rằng mức lãi suất này của chúng ta hiện đang cao hơn so với khu vực và thế giới vì lạm phát, sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của chúng ta thấp hơn và lãi suất cho vay đầu vào của các công ty tài chính vẫn cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng thương mại.

Để giảm được lãi suất cho vay tiêu dùng, chúng ta cần nâng cao trình độ quản lý vốn, sức cạnh tranh của cả CTTC và chính người đi vay.

Thứ hai, ngân hàng và các CTTC cần có chiến lược quản lý tốt hơn nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả, kể cả biện pháp thu hồi nợ hợp lý, tăng thanh khoản, giảm chi phí nội bộ.

Cuối cùng, cần tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, kể cả trong kiểm tra, kiểm soát và sử dụng vốn vay để loại bỏ các chi phí không cần thiết, tạo cơ hội giảm lãi suất.

-       Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.