Cho trẻ ăn thịt cóc - Thận trọng kẻo gây họa cho con!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dù thỉnh thoảng đây đó vẫn có thông tin về ngộ độc thịt cóc với những cái chết thương tâm cho trẻ nhỏ, nhưng vẫn có một số phụ huynh vì quá tin tưởng, đến độ “mê tín” khả năng chữa bệnh suy dinh dưỡng, còi cọc của thịt cóc nên vẫn tự chế biến hoặc mua về cho con.

Những cái chết tức tưởi 

Mới đây, vào ngày 8/11, cơ quan chức năng huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác minh vụ ngộ độc do ăn thịt cóc xảy ra tại ấp Tân An, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc khiến người mẹ và hai con gái nhỏ tử vong.

Qua tìm hiểu, chồng nạn nhân cho biết, 21 giờ tối 7/11, khi đang đi làm thì nhận được điện thoại của vợ báo 2 đứa con ói mửa liên tục. Về tới nhà, thấy vợ cùng 2 con vẫn đang ói mửa ra chất màu đen, anh nhanh chóng gọi taxi đưa cả 3 mẹ con đi bệnh viện cấp cứu. Trên đường đi, người vợ kể đã nấu cháo 4 con cóc rồi cả 3 mẹ con cùng ăn. Ăn được một lúc, cả ba người cùng ói mửa.

Anh chồng cho biết thêm, do con gái sinh thiếu tháng nên chị H. thường xuyên mua thịt cóc nấu cho con ăn. Vợ anh vẫn mua thịt cóc của người quen tên Linh tại xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc. Mặc dù đã được các bác sĩ súc ruột, cho uống than hoạt tính, lọc máu liên tục … nhưng do nhập viện trễ, độc tố đã ngấm vào người nên cả 3 nạn nhân ăn cháo cóc đều không qua khỏi. 

Trước đó, vào đầu tháng 12/2015, tại Đăk Lăk cũng xảy ra vụ ngộ độc thịt cóc khiến hai chị em đều tử vong. Theo đó, ngày 5/12, bố mẹ cháu H’Chua (trú buôn Phung, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đi làm thuê nên giao H’Chua ở nhà trông các em.

Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, H’Chua cùng em gái là H’Xưn (5 tuổi) đi vào rừng lấy củi thì bắt được một con cóc đem về. Về nhà, H’Chua lột da làm thịt cóc, khi mổ bụng cóc thấy có nhiều trứng do không biết trứng cóc cũng có chứa chất độc nên H’Chua đã trộn chung với thịt cóc rồi nấu canh cho các em là H’Nách (3 tuổi) và Y Thuật (1 tuổi) cùng ăn, riêng cháu H’Xưn không ăn.

Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, người mẹ đi làm về thấy các con nôn mửa, đau bụng dữ dội, mặt tím tái nên lập tức đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Bông. Tuy nhiên, do bị ngộ độc nặng, cháu Y Thuật và H’Nách đã tử vong trên đường đi cấp cứu, còn H’Chua được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong tình trạng nguy kịch.

Các chuyên gia nói gì?

Từ xưa đến nay, chuyện người dân săn lùng, tìm kiếm mua thịt cóc về làm thức ăn không còn là chuyện hiếm. Bởi nhiều người cho rằng thịt cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm, nhiều yếu tố vi lượng giúp trẻ suy dinh dưỡng dễ hấp thu, cải thiện cân nặng, cải thiện tình trạng còi xương.

Thực tế, theo Bảng Thành phần dinh dưỡng Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng công bố năm 2007, trong 100g thịt cóc chỉ có hàm lượng đạm và kẽm cao (55.4g đạm và 65mg kẽm), nhưng lượng đạm và kẽm này có thể tìm thấy nhiều trong thịt heo, thịt gà, thịt ếch, sò, hến, hàu. Ngoài ra, lượng canxi và vitamin D trong thịt cóc cũng coi như bằng không. Rất ít thực phẩm có lượng vitamin D đáng kể. Nhiều vitamin D một chút chỉ có dầu gan cá, trứng gà.

Theo số liệu trên có thể thấy thịt cóc cho dù giàu đạm và giàu kẽm không phải là “cứu cánh” duy nhất can thiệp trong vấn đề biếng ăn của trẻ, vốn dĩ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mặt khác, thịt cóc, với hàm lượng canxi và Vitamin D “nghèo” coi như bằng không, rõ ràng không thể giúp bé phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương. 

Bên cạnh đó, trong thịt cóc lại chứa nhiều chất độc có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong như các trường hợp vừa kể trên. Theo ThS.BS Dương Công Minh - Phó Phòng Dinh dưỡng lâm sàng (Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh), ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin - một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Tỷ lệ gây ra tử vong của loại độc chất này rất cao, có những bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc trên đường tới bệnh viện.

Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn. Đặc biệt, độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân huỷ. Cho nên, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục.

Trong khi, đối tượng ăn thịt cóc tự chế biến đa phần là những trẻ em chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng hoặc người bệnh suy nhược… cần nâng cao thể trạng. Và chắc chắn là ở những người này, sức chống chọi với độc tố của cóc sẽ kém hơn nhiều so với người bình thường, do vậy, mỗi một khi ngộ độc xảy ra, tỷ lệ tử vong cao là điều không thể tránh khỏi. 

“Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 01 giờ hoặc có thể sớm hơn từ 15 – 30 phút nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim… và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Với lý do an toàn cho sức khoẻ là ưu tiên hàng đầu, người tiêu dùng nên nhớ, nếu sản phẩm thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ những người bán cóc dạo, từ những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế, của cấp cơ quan có thẩm quyền… phải xem là sản phẩm không đáng tin cậy, rất có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng” - BS. Dương Công Minh khuyến cáo.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.