Chợ lẻ "thổi" giá

Giá nhiều mặt hàng, nhất là các loại lương thực, thực phẩm, đang bị các tiểu thương, kể cả người “mua thúng bán bưng” “hét” lên gấp đôi, có khi gấp 3 lần so với giá chợ đầu mối, siêu thị.

Hàng hóa chỉ chuyển từ chợ đầu mối về chợ lẻ thôi mà giá tăng 30% - 50% là điều vô cùng bất hợp lý. Giá nhiều mặt hàng, nhất là các loại lương thực, thực phẩm, đang bị các tiểu thương, kể cả người “mua thúng bán bưng” “hét” lên gấp đôi, có khi gấp 3 lần so với giá chợ đầu mối, siêu thị.

Chưa mưa đã té nước

Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức - lắc đầu cho biết, nhiều lúc giá rau củ quả tại chợ đầu mối chỉ tăng khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg nhưng giá ở các chợ lẻ lại tăng đến 2 - 3 lần giá chợ đầu mối. “Có hôm tôi mua rau ở chợ gần nhà, giật mình vì giá rau quá cao so với chợ sỉ. Thật không hiểu nổi”, bà Hà nói. Cụ thể trong ngày 21-11, bà Hà khẳng định giá rau củ quả tại chợ đầu mối đang ổn định, thậm chí nhiều loại còn giảm giá.
Người tiêu dùng mua rau quả với giá cao ở một chợ lề đường quận 7 (TP.HCM) chiều  21-12. (Ảnh: Bạch Dương -Thanh Niên).
Người tiêu dùng mua rau quả với giá cao ở một chợ lề đường quận 7 (TP.HCM) chiều 21-12. (Ảnh: Bạch Dương -Thanh Niên).
Chị Thủy, một độc giả ngụ ở P.12, Q.Tân Bình, cho biết: “Sáng 21-11 tôi ra chợ Bà Hoa mua bó rau tần ô. Bình thường bó rau này 3.500 đồng đã bị chê mắc, vậy mà sáng nay người bán nói giá 7.000 đồng”. Tình trạng tiểu thương chợ lẻ “hét” giá đang diễn ra khắp nơi ở TP.HCM. Trong khi giá đường tại các siêu thị chỉ từ 18.000 - 20.000 đồng/kg thì giá đường ở chợ Tân Định từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Một số chợ lẻ còn đẩy giá đường Biên Hòa lên mức 25.000 - 26.000 đồng/kg. Giá cà chua tại chợ đầu mối Thủ Đức khoảng 6.500 đồng/kg nhưng tại một số chợ lẻ ở quận 1 lên đến 15.000 - 20.000 đồng/kg; dưa leo ở chợ đầu mối có 6.000 đồng/kg, về chợ lẻ lên 13.000 đồng/kg. Giá thịt heo cũng bị tăng đến 30 - 40% so với giá chợ đầu mối. Lý do rau, thịt, chanh, ớt... tăng giá là gì? “Đô tăng, vàng tăng, giá xăng tăng, lễ mà, rằm mà, tết rồi...” - một điệp khúc mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng được nghe đến đầy lỗ tai. Chưa mưa đã té nước là cách mà một số tiểu thương bán lẻ đang làm. Nhiều người nội trợ thông cảm với nhưng người “mua thúng bán bưng” tiền lời ba cọc ba đồng, nhưng trước tình trạng này đều cho biết không chịu nổi. Vai trò các Ban quản lý (BQL) chợ trong việc hạn chế tiểu thương “hét” giá là rất mờ nhạt. Ngay cả các chợ được coi là thực hiện tốt việc niêm yết giá như chợ Tân Định, Bến Thành... cũng vậy. Bà Ngọc Ánh - đại diện BQL chợ Bến Thành - cho biết: “Chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở tiểu thương tuân thủ việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Còn tiểu thương niêm yết giá cao hay thấp thì BQL chợ không thể can thiệp”.Không thể xử lý 
"Điều nghịch lý là hàng ở chợ đầu mối tồn, giá rất rẻ nhưng chợ lẻ vẫn rất cao" - Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM)    
Bà Nguyễn Thanh Hà nói: “Điều nghịch lý là hàng ở chợ đầu mối tồn, giá rất rẻ nhưng chợ lẻ vẫn rất cao. Có hiện tượng tiểu thương chợ lẻ lấy ít hàng tạo khan hiếm giả để đẩy giá lên. Chợ lẻ ai bán được thì bán, ai tăng giá được cứ tăng giá, không ai quản lý kiểm soát được. Cơ quan quản lý nên nghiên cứu bất hợp lý này”. Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, QLTT chỉ có thể kiểm tra việc niêm yết và bán đúng giá niêm yết. Nhà nước không quy định giá bán lẻ nên không thể nói tiểu thương tăng giá như vậy là sai. Chỉ khi tiểu thương không niêm yết giá hay bán cao hơn giá niêm yết thì QLTT mới có thể can thiệp. Từ đầu năm cho đến hết quý 3/2010, QLTT TP đã lập biên bản xử phạt 91 trường hợp vi phạm không niêm yết hoặc niêm yết giá không đúng quy định. Đây là con số rất nhỏ so với thực tế. Theo Sở Tài chính TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2010 có 329 vụ vi phạm về giá bị lập biên bản, trong đó 252 vụ bị xử lý, thu số tiền phạt là 1,1 tỉ đồng. Trong tháng 10-2010, đoàn liên ngành về giá kiểm tra các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... đã lập biên bản 47 vụ vi phạm, xử lý 25 vụ, phạt hơn 90 triệu đồng. Ông Lê Xuân Đài - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương - nhận định: “Hàng hóa từ chợ đầu mối về chợ lẻ thôi mà tăng giá từ 30% - 50% rõ ràng là bất hợp lý. Tiểu thương lấy lý do giá xăng dầu tăng, giá vàng tăng, tỷ giá tăng để tăng giá là ngụy biện. Ai cũng biết vậy nhưng bó tay vì không có cơ sở để xử lý. Tôi đang ấm ức vì giá cả chợ lẻ tăng bất hợp lý nhưng cũng không có cách gì xử phạt họ do Thông tư 122 của Bộ Tài chính không đưa các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống... vào danh mục các mặt hàng phải đăng ký giá”.
Theo Hoàng Việt
Thanh Niên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.